Theo dõi trên

Hội thi vượt đồi cát Mũi Né: Gặp các vận động viên đạt giải 2 năm liền

25/02/2021, 09:39

BT- Rèn thể lực, phân phối sức chạy và tăng tốc chặng cuối là yếu tố quan trọng khi thi chạy trên cát lún. Nắm bắt yếu tố này, 3 vận động viên tiêu biểu liên tục đạt giải trong hội thi vượt đồi cát Mũi Né năm 2020 và 2021.

Triệu Diệu Nhi: Rèn thể lực mỗi ngày

Trước khi tham gia chạy đua trên cát, Diệu Nhi đã rèn thể lực bằng cách chạy mỗi ngày khoảng 10 km. Tuy nhiên, cảm giác lo lắng, áp lực vẫn xuất hiện trước khi thi chạy. Đây là lần thứ 2 Diệu Nhi tham gia “Hội thi vượt đồi cát Mũi Né” năm 2021 và lần đầu vào năm 2020. So với năm trước, cự ly đường đua của nữ năm nay tăng thêm 200 m, nghĩa là các vận động viên nữ phải hoàn thành cự ly 2.200 m. Nhi cho biết: “Sau khi hoàn thành 500 m đường trường, em phân phối sức chạy và dồn lực khá dứt khoát ở chặng cuối với mong muốn đạt giải. Thật bất ngờ, 2 năm liền giải nhất cự ly dành cho nữ đều thuộc về em. Chạy đua trên cát lún, vận động viên kéo chân khó hơn, bởi cát lún làm chân nặng hơn chạy đường trường”.

 Đỗ Duy Thắng: Tăng tốc chặng cuối

Năm 2020, Duy Thắng đạt giải nhì cự ly nam trong “Hội thi vượt đồi cát Mũi Né”. Đến hội thi năm 2021, vị trí xếp hạng được “rút ngắn”, giải nhất thuộc về Thắng. Để chuẩn bị bước vào đường đua, Thắng tập luyện bằng cách chạy bộ mỗi ngày 7 km đường trường, 2 - 3 km trên cát, với thời gian 2 năm liên tục.  Thắng cho biết: “Là học sinh lớp 10 của Trường THPT  Phan Thiết, trước khi bước vào cuộc thi, em luôn tự tin và quyết tâm đạt giải. Trên đường đua, không ít bạn có thể lực rất tốt, khoảng cách với các bạn rất ngắn. Vận động viên chạy trên cát mệt gấp nhiều lần so với chạy đường trường. Vì vậy, rèn thể lực, phân phối sức chạy và tăng tốc chặng cuối là yếu tố quan trọng khi chạy đua trên cát lún”.

 Đỗ Thị Ngọc Trong:  Nâng cao đùi để kéo chân

Sau 3 lần tham gia “Hội thi vượt đồi cát Mũi Né”, Ngọc Trong đều đạt giải. Cụ thể, giải khuyến khích cự ly dành cho nữ vào lần đầu tiên. Qua đó em rút kinh nghiệm, Trong đạt giải ba cho lần thi thứ 2 và 3. Trong chia sẻ: “Chạy được trên cát lún đòi hỏi phải có thể lực rất tốt, kết hợp kỹ thuật rớt chân để trọng lượng không trĩu xuống cát. Đồng thời, vận động viên phải nâng cao đùi thì mới đủ lực kéo chân nhanh khỏi cát lún. Mặc dù em trải qua 3 lần thi với giải chưa cao, nhưng em luôn tự tin. Thông qua hội thi, em có cơ hội trải nghiệm, cơ hội cọ xát với các bạn cùng đường đua”.

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Nói chuyện chuyên đề về nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
BTO-Chiều 25/11, tại Khu di tích lịch sử Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận phối hợp với Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ và Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Phan Thiết) tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Truyền thống quê hương, gia đình nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội thi vượt đồi cát Mũi Né: Gặp các vận động viên đạt giải 2 năm liền