Theo dõi trên

Muhammad Yunus là sự lựa chọn của người dân Bangladesh

11/08/2024, 11:30

Tiến sĩ Muhammad Yunus - Chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 2006, là sự lựa chọn của đông đảo người dân Bangladesh cũng như phong trào sinh viên.

untitled-1.jpg
Ông Muhammad Yunus - Chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 2006 đứng đầu chính phủ lâm thời của Bangladesh

Ông Muhammad Yunus năm nay 84 tuổi, tuyên thệ nhậm chức hôm 9/8 với tư cách là người đứng đầu chính phủ lâm thời của Bangladesh, vài ngày sau khi Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, người tại vị lâu năm nhất bị lật đổ trong cuộc biểu tình khiến hơn 450 người thiệt mạng.

Tiến sĩ Yunus là một nhà cải cách xã hội, nhà kinh tế và là người sáng lập Ngân hàng Grameen, nơi cung cấp các khoản vay nhỏ chủ yếu cho những người nông dân nghèo và nhờ đó ông đã giành được Giải Nobel Hòa bình năm 2006.

Ông được bổ nhiệm khi Tổng thống Mohammed Shahabuddin giải tán Quốc hội sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina tuyên bố từ chức và rời khỏi đất nước trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng từ những người biểu tình. Trong lễ bổ nhiệm ông có Tổng tư lệnh quân đội Bangladesh Waker-Uz-Zaman, các cựu quan chức và những người đứng đầu phong trào sinh viên chống phân biệt đối xử.

Lễ tuyên thệ diễn ra trong bối cảnh có báo cáo về tình trạng bạo lực chống lại thành viên thân cận của Sheikh Hasina, người rời khỏi đất nước tị nạn tại Ấn Độ. Ông Yunus đã ở Paris để tham dự Olympic 2024 với tư cách là cố vấn và trở về Bangladesh vào chiều 8/8. Ông được sự ủng hộ của đông đảo người dân cũng như phong trào của sinh viên.

Ông kêu gọi hòa bình và chấm dứt bạo lực trong bối cảnh nhiều thành viên thân cận của bà Hasina và các nhóm thiểu số bao gồm cả người Hindu và các thành viên đảng Liên đoàn Awami của bà Hasina bị tấn công.

Ít nhất 29 thi thể lãnh đạo Đảng của bà và các thành viên gia đình họ đã được tìm thấy trên khắp Bangladesh. "Nếu các bạn tin tưởng tôi, thì hãy đảm bảo với tôi rằng không có cuộc tấn công nào nhằm vào bất cứ ai, ở bất kỳ đâu trên đất nước này", Tiến sĩ Yunis nói. Mọi người đều là anh em… nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ họ,” ông nói. Đồng thời nhấn mạnh thêm: “Toàn bộ Bangladesh là một gia đình lớn”.

Tương lai mới

Việc bổ nhiệm Tiến sĩ Yunus đã mang lại lạc quan hơn cho đất nước mà các nhà bình luận cho rằng đã bị hủy hoại bởi nạn tham nhũng có hệ thống, lạm phát, thất nghiệp và vi phạm nhân quyền dưới sự cai trị độc đoán của bà Hasina.

Bà Hasina là con gái của nhà sáng lập Bangladesh Sheikh Mujibur Rahman, người đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập khỏi Pakistan vào năm 1971. Năm 2009, bà Hasina được bầu làm Thủ tướng trong một chiến thắng vang dội và sau đó lãnh đạo chính phủ Bangladesh tới nay. Bà lại  giành chiến thắng với đa số phiếu áp đảo vào năm 2014. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, bà đã nổi lên như một người độc đoán. Bà cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, đàn áp quyền tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến. Bà đã bỏ tù hàng nghìn nhà lãnh đạo của các đảng đối lập, nhà văn, nhà hoạt động và trí thức, hoặc bất kỳ ai bày tỏ sự bất đồng chính kiến. Bà đã từ chức sau khi hàng nghìn người xông vào dinh thủ của mình ở Dhaka sau các cuộc biểu tình phản đối chế độ hạn ngạch việc làm nhà nước.

Tiến sĩ Yunus có mối quan hệ không êm ấm với bà Hasina, người đã cáo buộc ông "hút máu người nghèo". Ông cũng bị cáo buộc hơn 100 tội danh và bị kết án trong một vụ liên quan Luật Lao động nhưng được tòa án tuyên trắng án sau khi được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ lâm thời. “Ông ấy không chỉ là người đoạt giải Nobel, mà còn được quốc tế và đông đảo người dân Bangladesh chấp nhận. Ông ấy là một trong những người giỏi nhất phù hợp với vai trò đứng đầu chính phủ”, Tiến sĩ Ishrat Hossain, một nhà nghiên cứu người Bangladesh về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Oxford, nói với tờ The National.

NINH CHINH (THEO THE NATIONALNEW)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Bangladesh đối mặt với sốt xuất huyết chết người cao kỷ lục
Bangladesh đang trải qua đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất từ trước đến nay, với số người chết vì căn bệnh truyền nhiễm này lên tới hơn 900 người.
Nổi bật
Một số điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng
Ngày 10/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Quyết định số 190-QĐ/TW kèm Quy chế bầu cử trong Đảng để thay thế cho Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Quy chế bầu cử trong Đảng (mới) có một số điểm bổ sung, sửa đổi như sau:
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Muhammad Yunus là sự lựa chọn của người dân Bangladesh