Theo dõi trên

Nhật Bản bổ sung sò điệp vào thực đơn trường học sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản

08/10/2023, 10:07

Để đối phó với việc Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu hải sản, nhiều trường học ở tỉnh Hokkaido, Nhật Bản bổ sung thêm món sò điệp vào bữa cơm trưa ở trường. Sò điệp được một hợp tác xã nghề cá trong tỉnh cung cấp miễn phí để thúc đẩy tiêu dùng trong nước cũng như địa phương.

untitled-1.jpg
Món ăn sò điệp trên bàn ăn của một lớp học ở tỉnh Hokkaido.

Hokkaido là một trong những tỉnh phát triển mạnh ngành công nghiệp sò điệp và hải sâm. Ngư dân Hokkaido đang gặp khó trong việc xuất khẩu hải sản kể từ khi Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm thủy sản nguồn gốc Nhật Bản. Vì lo ngại hải sản của Nhật nhiễm phóng xạ khi nước này bắt đầu đợt xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra Thái Bình Dương.

Hợp tác xã nghề cá Abashiri ở thành phố Abashiri, tỉnh Hokkaido cung cấp lô hàng đầu tiên với tổng cộng 620 kg sò điệp cho các trường học địa phương. Vào ngày 3/10, món sò điệp hầm đã được dọn trên bàn ăn ở một trường tiểu học. Sau khi ăn thử, học sinh đã xin thêm vì thấy ngon.

Một học sinh cho biết, em không thích ăn sò, nhưng món sò hầm này rất ngon. Em sẽ ăn nhiều để giúp đỡ ngư dân. Ông Shinya Tetsuya - người đứng đầu hợp tác xã nói chuyện với 6 học sinh,"sò điệp chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nên các con ăn nhiều".

Đồng thời, ông cho biết, sản lượng sò điệp chiếm khoảng một nửa sản lượng hải sản của hợp tác xã và yêu cầu hỗ trợ từ địa phương.

Nước thải trong Nhà máy hạt nhân Fukushima đã được xử lý để loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ nhưng vẫn còn chứa tritium, một đồng vị phóng xạ của hydro. Trước khi xả thải ra biển, người vận hành nhà máy pha loãng nó để giảm tritium xuống khoảng 1/7 mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới để trở về nước uống an toàn.

Kể từ khi bắt đầu xả, Công ty Điện lực Tokyo, nơi điều hành Nhà máy hạt nhân Fukushima, Bộ Môi trường và chính quyền tỉnh Fukushima thường xuyên giám sát nước biển. Họ nhận thấy nồng độ tritium trong các mẫu nước biển dưới mức có thể  được ghi nhận trong nhiều lần kiểm tra.

Trước đó vào cuối tháng 8, Trung Quốc thông báo lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ hải sản từ Nhật Bản, sau khi Tokyo bắt đầu đợt xả nước thải hạt nhân ra biển đầu tiên. Lệnh cấm nhằm ngăn chặn một cách toàn diện các rủi ro an toàn thực phẩm do ô nhiễm phóng xạ từ nước thải hạt nhân Fukushima gây nên để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Đáp lại, Chính phủ Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc hủy lệnh cấm vì nước thải này đã qua xử lý trước khi xả ra đại dương. “ Chúng tôi đã gửi kháng nghị tới Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao, yêu cầu Bắc Kinh lập tức hủy lệnh cấm. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục yêu cầu chính phủ Trung Quốc cử chuyên gia thảo luận về tác động của việc xả nước thải đã qua xử lý ra đại dương dựa trên bằng chứng khoa học", Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói với phóng viên tại Tokyo ngày 24/8.

NINH CHINH (THEO NHK ENGLISH)


(0) Bình luận
Bài liên quan
ASEAN và Nhật Bản tăng cường hợp tác trong lĩnh vực luật pháp và tư pháp
Ngày 6/7, Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp đặc biệt ASEAN-Nhật Bản (AJSMJ) đã diễn ra tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) với chủ đề “Tăng cường hợp tác ASEAN-Nhật Bản để thúc đẩy pháp quyền: Hướng tới một giai đoạn mới sau 50 năm hữu nghị và hợp tác”.
Nổi bật
Nghiệt ngã kẻ thế vai
Erik Ten Hag đến Man Utd vào tháng 4/2022 và mang đến nhiều kỳ vọng sau thành công ở Ajax. Tuy nhiên chỉ sau 30 tháng, Erik Ten Hag đã bị “cho ra đường” sau những thành tích không thể “kém cỏi” hơn trong lịch sử khởi đầu mùa giải của MU. Ruud Van Nistelrooy là cái tên được chọn, cho ghế tạm quyền, nhưng Van Gol cũng như Michael Carrick, dù ra mắt hoàn hảo trên ghế tạm quyền, nhưng anh vẫn chỉ là kẻ thế vai.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản bổ sung sò điệp vào thực đơn trường học sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản