Trong 166 điểm, có 92 điểm/203 ha biến động từ việc khai thác rừng trồng, chủ yếu là khai thác keo, bạch đàn của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận, Sông Dinh, Doanh nghiệp Hưng Long, Công ty Vĩnh Hưng. 4 điểm phá rừng/1,3 ha trên lâm phần quản lý của Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Quý, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, Công ty Lâm nghiệp Sông Dinh và diện tích nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng do UBND xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) quản lý. 1 điểm phá rừng, cháy rừng trên diện tích 2,4 ha, nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng do UBND xã Hàm Cường (Hàm Thuận Nam) quản lý. 3 điểm lấn chiếm đất rừng với diện tích 0,86 ha tại lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông – Đá Bạc, Công ty Lâm nghiệp Sông Dinh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy quản lý.
Hiện, các đơn vị chủ rừng đang phối hợp với Hạt Kiểm lâm, chính quyền địa phương củng cố hồ sơ, tiến hành điều tra, truy tìm đối tượng để xử lý theo quy định. Đối với các điểm còn lại mà phần mềm cảnh báo, chủ yếu do cháy thực bì, cây rừng rụng lá.