Theo dõi trên

Phát triển kinh tế tư nhân - “lực kéo” cho nền kinh tế phát triển

05/05/2022, 05:14

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Nghị quyết này tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa rõ hơn nhận thức, tư duy nhất quán và liên tục phát triển của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết xác định: Phát triển kinh tế tư nhân là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và xác định rõ hơn vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện 3 đột phá chiến lược, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực hội nhập quốc tế.

du-khach-tham-quan-nh-nl-.jpg
Du khách tham quan nghỉ dưỡng tại Centara Mirage Beach Resort Mui Ne. Ảnh: N.Lân

Góp phần tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh

Tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, chăn nuôi, phát triển rừng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng... Ðồng thời, có nhiều tiềm năng lớn về du lịch, với các di sản văn hóa, lịch sử cùng với hệ sinh thái biển, đảo phong phú. Trong những năm gần đây tỉnh Bình Thuận đã đón nhận một số tập đoàn tư nhân lớn đầu tư vào địa bàn tỉnh đã tăng trưởng vượt bậc, có khả năng cạnh tranh ở trong nước. Một số doanh nghiệp đã chuyển đổi, tận dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy quá trình tự động hóa, kinh doanh và quản trị để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng đội ngũ doanh nhân trên địa bàn tỉnh luôn cố gắng, nỗ lực duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật, tích cực thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Điều này cho thấy, sự cảm nhận của các doanh nghiệp đánh giá về môi trường kinh doanh của tỉnh tương đối ổn định, phản ánh chất lượng điều hành kinh tế, sự năng động, sáng tạo và nỗ lực cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt của lãnh đạo tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính đến ngày 31/12/2021, trên địa bàn tỉnh có 650 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký mới là 8.500 tỷ đồng, số doanh nghiệp đang hoạt động đạt gần 7.750 doanh nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân tăng đều qua các năm. Đến cuối năm 2021, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả cơ sở kinh doanh cá thể vào GRDP đạt 69,05%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2021 đạt 40.194 tỷ đồng, tăng 8,55% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng trưởng mạnh nhất, đạt 29.873 tỷ đồng, tăng 8,86% so với năm trước. Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, lãnh đạo tỉnh luôn giải quyết vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư, khuyến khích các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đứng đầu các chuỗi sản xuất, sử dụng công nghệ cao, khai thác tốt những sản phẩm lợi thế của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển

Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đạt mục tiêu chung của tỉnh, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận luôn định hướng phát triển cho kinh tế tư nhân cụ thể và phù hợp hơn với bối cảnh và điều kiện mới. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP. Xóa bỏ mọi định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho tỉnh của kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực. Từ đó kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong định hướng phát triển cho kinh tế tư nhân cụ thể và phù hợp hơn với bối cảnh và điều kiện mới, đề cao vai trò và trách nhiệm của đội ngũ doanh nhân nhằm đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế tư nhân. Trong xuất, nhập khẩu hàng hóa, Sở Công Thương luôn hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các khu vực. Vận động, thu hút các tập đoàn, công ty phân phối nước ngoài vào đầu tư kinh doanh các loại hình bán buôn, bán lẻ quy mô lớn và hiện đại. Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức kết nối thị trường trong và ngoài nước, chú trọng kết nối cung cầu hàng hóa giữa tỉnh Bình Thuận với các tỉnh, thành, tập trung ở các sản phẩm lợi thế của tỉnh như thanh long, cao su, hải sản… Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, củng cố và khai thác hiệu quả các thị trường xuất khẩu truyền thống hiện có nhằm giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm, đồng thời từng bước tiếp cận, khai thác các thị trường xuất khẩu tiềm năng và thị trường mới…

THANH QUANG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hải đặc sản biển đắt đỏ dịp lễ vì biển động
“Giá hải đặc sản biển tăng gấp đôi không có hàng để mua”, là chia sẻ của các chủ nhà hàng, người thu mua hải sản tươi sống. Vì biển động dịp lễ, ghe thuyền không ra khơi đánh bắt.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển kinh tế tư nhân - “lực kéo” cho nền kinh tế phát triển