Theo dõi trên

Quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp để bảo vệ môi trường

28/09/2016, 08:01

BT- Trên địa bàn TP. Phan Thiết có gần 200 cơ sở tiểu thủ công nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề: gia công cơ khí, sửa chữa ô tô, mộc dân dụng, gia công mài, cắt đá hoa cương, kinh doanh vật liệu xây dựng, chế biến bánh, bún… Những cơ sở này nhỏ lẻ nằm xen lẫn trong các khu dân cư thuộc 6 phường: Phú Trinh, Phú Tài, Phú Thủy, Xuân An, Đức Long, Mũi Né. Trong đó 50 cơ sở được cấp hồ sơ môi trường, 150 cơ sở còn lại chưa đăng ký môi trường. Theo cải cách thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh nghề quy mô nhỏ không quy định điều kiện cấp phép, không yêu cầu hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường… Bởi không ít chủ cơ sở không tuân thủ về môi trường. Trong quá trình hoạt động đã phát sinh tiếng ồn, mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng trăm hộ dân xung quanh.

                
Một cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở Phan    Thiết.

Theo Phòng Tài nguyên & Môi trường (TN & MT) Phan Thiết, hơn năm nay, phòng phối hợp Công an thành phố, chính quyền địa phương kiểm tra, tham mưu UBND thành phố xử lý 28 cơ sở; buộc ngưng hoạt động 4 cơ sở gia công cửa sắt, xử phạt hơn 10 cơ sở gây ô nhiễm, yêu cầu chủ cơ sở có biện pháp giảm tiếng ồn, xử lý mùi hôi, che chắn bụi… Tuy nhiên, việc khắc phục của các cơ sở còn chậm, nhất là các tiệm hàn xỉ, gia công sắt, nhôm, cắt mài đá, sửa chữa ô tô, xe máy… Ông Phạm Thanh Thái, Trưởng phòng TN & MT TP. Phan Thiết cho biết, để khắc phục 150  cơ sở nhỏ lẻ hoạt động, Phòng TN & MT thành phố tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các cơ sở gia công nhôm, sắt, cơ khí, sửa chữa ô tô… có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở không đảm bảo môi trường, tiếng ồn buộc phải khắc phục, nếu không cơ quan chức năng yêu cầu di dời hoặc ngưng hoạt động. Phòng TN&MT tiếp tục đề xuất UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính kế hoạch cấp phép đối với loại hình kinh doanh này trong khu vực nội thành, dân cư tập trung phải thẩm định môi trường; kiến nghị Sở Kế hoạch & Đầu tư quản lý chặt chẽ khi cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp quy mô nhỏ, không có dự án đầu tư, hoạt động lĩnh vực nêu trên. Trước mắt, thành phố xúc tiến đầu tư triển khai cụm công nghiệp Mũi Né, thu hút cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, UBND TP. Phan Thiết báo cáo UBND tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất cụm công nghiệp để bố trí, di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ra khỏi các khu dân cư.

    
  

    Thẩm định về môi trường để hạn chế ô nhiễm

    Qua đề xuất Phòng TN & MT, UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính kế   hoạch khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề có   tác động đến môi trường (cơ khí, sửa chữa ô tô, gia công sắt, nhôm,   đá...) phải thẩm định về môi trường. Hơn năm nay, phòng chức năng này đã   lấy ý kiến 300 trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề trên, không đồng   ý 54 hồ sơ đăng ký nằm trong khu dân cư, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao   (17 hồ sơ thuộc nghề gia công sắt).

ThỤy Khanh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cử tri xã Phan Điền:
Kiến nghị các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số
BTO-Chiều 23/12, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận ông Lê Quang Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Nguyễn Hữu Thông, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Phan Điền (Bắc Bình), thông báo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo huyện Bắc Bình và xã Phan Điền.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp để bảo vệ môi trường