Theo dõi trên

Số hộ nhận khoán bảo vệ rừng tăng

12/11/2019, 11:12

BTO - Ngày 12/11, tại hội trường UBND huyện Bắc Bình, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Tham dự Hội nghị có gần 70 đại biểu là cán bộ chi cục kiểm lâm huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ và cán bộ cấp xã ở 2 huyện.

Trên địa bàn 2 huyện hiện có 66.509,16 ha rừng tự nhiên được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn 2 huyện là 745 hộ, trong đó có 690 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2018, tổng kinh phí đã giải ngân cho các chủ rừng hơn 7,6 tỷ đồng. Theo kế hoạch, kinh phí cho các chủ rừng năm 2019 sẽ tăng lên hơn 13,6 tỷ đồng. Từ khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đến nay số hộ nhận khoán liên tục tăng lên. Bên cạnh đó, việc nhận khoán bảo vệ rừng đã góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra một số tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như: Các Ban quản lý rừng đều có lực lượng nhận khoán nhưng việc tổ chức và ban hành quy chế trong giao khoán vẫn còn hạn chế. Mỗi đơn vị chủ rừng có cách làm khác nhau không thống nhất dẫn đến chưa đạt hiệu quả cao trong sử dụng lực lượng nhận khoán cho công tác bảo vệ rừng. Trên địa bàn 2 huyện vẫn còn tình trạng lấn chiếm, phá rừng trái phép xảy ra ở 1 số ban quản lý rừng. Việc thanh toán tiền công cho các hộ dân thời gian qua còn chậm trễ, thường đến tháng 7, 8 hàng năm mới bắt đầu chi trả dẫn đến việc hộ nhận khoán bức xúc...

Những kiến nghị của đại biểu đã được ban tổ chức hội nghị ghi nhận để có những sửa đổi sớm nhất, phấn đấu vì mục tiêu chung là bảo vệ rừng bền vững.

Nguyễn Luân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận
Đờn ca tài tử Nam bộ (ĐCTTNB) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2013. Bình Thuận là 1 trong 21 tỉnh, thành phố có di sản nghệ thuật đờn ca tài tử, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng vị thế của Bình Thuận trong khu vực và cả nước.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số hộ nhận khoán bảo vệ rừng tăng