Theo dõi trên

Tăng thu nhập - cải tạo vùng đất cát nghèo dưỡng chất bằng mô hình thâm canh cây đậu phộng

13/10/2017, 16:25

 BTO- Trong nhiều năm trước đây, canh tác theo dạng tận thu của nông hộ, không có sự bồi bổ lại độ phì nhiêu cho đất, có bồi bổ lại cũng chỉ ở mức thấp và sử dụng phân khoáng nhiều vụ làm cho đất canh tác nghèo kiệt chất mùn, thêm vào đó không có biện pháp khi canh tác ở đất dốc nên chất dinh dưỡng bị rửa trôi. Sử dụng đất canh tác lâu bền và ngày một phì nhiêu hơn là việc làm cần thiết nhất đối với vùng đất cát, đất cát pha nghèo dinh dưỡng. Luân canh mùa vụ, thâm canh cây trồng và thay đổi cơ cấu giống cây trồng là biện pháp giúp cho vùng đất canh tác tăng độ phí nhiêu, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Đồng thời phụ phế phẩm thu được, chế biến thành nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, bò, dê … trong mùa khô hạn. Chính vì thế, Trung tâm khuyến nông Bình Thuận thực hiện mô hình: thâm canh cây đậu phộng trên vùng đất cát, đất cát pha nghèo dưỡng chất tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình.

Mức đầu tư thâm canh mô hình cây đậu phộng theo qui trình cho 1Ha như sau:

          Giống đậu LDH 01                  220 kg

          Urea                                         100 kg

          Clorua Kali                              200 kg

          Super lân                                 600 kg

          Hữu cơ vi sinh                         500 kg

          Vôi bột                                    500 kg

Các nông hộ thực hiện mô hình tuân thủđúng qui trình kỹ thuật đãđược hướng dẫn. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống LDH-01 đạt trên 95%. Vì vậy, mật độ cây trên một diện tích được đảm bảo 25 cây/m2. Theo anh Huyện - hộ thực hiện mô hình nói: thời gian sinh trưởng của giống đậu LDH-01 trên 90 ngày, chiều cao cây 50 – 60 cm. Giai đoạn cây con sâu cuốn lá gây hại và khi cây được 60 ngày xuất hiện bệnh đốm nâu, virus. Năng suất đạt được 35 tạ/ha.

Bệnh hại trên đậu phộng ở mô hình tại Sông Bình

 Người có nhiều kinh nghiệm nhất trong các hộ thực hiện mô hình là anh Trung Dảnh cho biết: triển khai xuống giống trễ thời vụ và không đồng loạt. Sau khi gieo giống gặp thời tiết bất lợi nên cây đậu không phát triển và xuất hiện sâu bệnh nhiều nên chi phí thuốc trừ sâu bệnh tốn kém. Giống đậu LDH-01 cọng rớ (tia) đâm dài nên khi trời nắng hạn trái đậu ít bị hóp nắng và trong thu hoạch dễđập trái hơn giống đậu địa phương. Ngoài đầu tư phân bón theo quy trình, anh còn bón thêm NPK 16-16-8 50kg/ha vào lúc bón thúc sau 25 ngày gieo nên tỷ lệ qủa chắc trên cây đạt nhiều. Do đó đậu phộng của anh đạt năng suất củ tươi 48 tạ/ha. Theo anh tổng kết thâm canh cây đậu phộng; doanh số anh thu được sau vụ là 62,4 triệu đồng/ha. Tại thời điểm đậu phộng vừa già, bán tươi trên ruộng được giá (13.000 đồng/kg tự thu hoạch) nên nông hộ thu hoạch sớm.

Trong buổi lượng giá mô hình, ông Akio Terashima, chuyên gia dự án JICA tại Bình Thuận, chia sẻ: “Mô hình sản xuất của các bạn cũng như mô hình vườn dự án của Đại học Đà Lạt trồng 4 loại cây trồng: Lô hội, Ớt, Măng tây xanh và Đậu phộng cùng chung vùng. Mô hình vườn dự án trồng Đậu phộng vừa thu hoạch, cũng chỉ đạt sản lượng 4,5 tấn/ha. Do ảnh hưởng thời tiết, mưa nhiều là nguyên nhân năng suất không cao. Ở đây sẽ hình thành tổ hợp tác nguồn nước, dẫn nước từ kênh cấp 4 vào ruộng khi nó hoàn chỉnh. Việc sử dụng nước hiệu quả hơn, sẽ hội thảo vấn đề này.

Ba loại cây trồng thử nghiệm tại xã Sông Bình của đại học Đà Lạt: Lô hội, Ớt và Đậu phộng. Khi nhận được thông tin các bạn nên tham dự hội thảo này để có thêm kinh nghiệm.

Trong mô hình, kết quả không đạt như mong muốn cũng đừng chán nản. Trồng giống mới gặp thất bại là bình thường. Thử các vụ kế tiếp để có kết quả khả quan hơn. Người nông dân Nhật Bản cũng như thế. Thời tiết không thuận lợi, kênh mương không hoàn chỉnh nên việc tưới tiêu nước gặp khó khăn hơn.”

Qua mô hình, người nông dân có nhận thức về việc luân canh, thâm canh để cho năng suất cao, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích là cần thiết và có tính khả thi. Nâng cao hệ số sử dụng đất trên cơ sở sử dụng đất canh tác hợp lý trong điều kiện không chủ động nước để tưới tiêu.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sẽ cắt được vòng đời sâu bệnh hại cho cây trồng đồng thời nhằm cải thiện độ phì cho đất của cây họ đậu và trả lại đất một lượng phân xanh (thân cây đậu, thân cây bắp). Đây là vấn đề cốt lõi để có thểđạt năng suất cao cho cây trồng khác (bắp) trên một diện tích trong những lần canh tác sau đó. Tạo nên cân bằng sinh thái cho môi trường để sản xuất nông nghiệp bền vững

Khuyến cáo cải tạo đất bằng việc bón phân chuồng, phân xanh hoặc phân hữu cơ vi sinh để tạo mùn cho cho đất, tăng độ phì nhiêu lâu bền. Các nông hộ không nên bỏ thân cây bắp sau thu hoạch quả tươi, thân cây đậu phộng; nên dùng phế phẩm này ủ với men vi sinh hoạt tính làm thức ăn dự trữ trong mùa nắng hạn chăn nuôi trâu, bò, dê … vừa có thu nhập kinh tế vừa có nguồn phần chuồng để cải tạo đất.

Hy vọng rằng, các nông hộ sản xuất nông nghiệp tại đây nên học tập kinh nghiệm ở nông hộ đã thực hiện mô hình thâm canh cây đậu phụng trên vùng đất cát, đất cát không chủ động nước tưới tiêu để làm giàu trên đồng ruộng của mình.

 KHÁNH VƯƠNG



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng thu nhập - cải tạo vùng đất cát nghèo dưỡng chất bằng mô hình thâm canh cây đậu phộng