Theo dõi trên

Taxi công nghệ sẽ phải án biển “Xe hợp đồng điện tử” gắn trên nóc xe

12/07/2018, 15:39

Bộ GTVT tiếp tục đưa ra lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo đó, Dự thảo lần này đã rõ hơn khái niệm vận tải hành khách bằng xe ô tô, trong đó bổ sung các công đoạn được xác định là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Quyết định giá cước vận tải (kể cả việc thực hiện các công đoạn này thông qua phần mềm).

Với định nghĩa mới này, các hãng taxi công nghệ sẽ đương nhiên trở thành công ty kinh doanh vận tải, vì họ có quyền quyết định giá cước thông qua phần mềm. Điều này, nhằm giải quyết việc Grab bấy lâu nay luôn tranh luận vì cho rằng mình là hãng công nghệ, không phải vận tải.

                
      
      Xe Grab không bị gộp    chung với taxi nhưng phải gắn biển “xe hợp đồng điện tử” khi hoạt    động.

Bộ GTVT cũng có điều khoản quy định riêng về taxi tính tiền thông qua phần mềm. Theo đó, cũng giống taxi truyền thống, taxi công nghệ cũng phải gắn phù hiệu “xe taxi” trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định.

Ngoài ra, taxi công nghệ phải có thêm hộp đèn (mào) chữ “TAXI ĐIỆN TỬ” gắn cố định trên nóc xe.

 Phần mềm kết nối để giao dịch với hành khách đảm bảo cung cấp cho hành khách các nội dung tối thiểu gồm: Thông tin doanh nghiệp kinh doanh, về lái xe, về xe, lộ trình, cự ly di chuyển, giá cước...

Đặc biệt, để kiểm soát doanh thu và thuế của taxi công nghệ, Bộ GTVT đề xuất đơn vị kinh doanh taix công nghệ phải gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng, đồng thời gửi thông tin về Tổng cục Thuế.

Phần mềm đặt xe phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử, đăng ký với Bộ Công Thương, thông báo với Sở GTVT nơi cấp phép kinh doanh.

                
      
      Dự thảo sửa đổi Nghị    định 86/2014 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ làm cho taxi    truyền thống với taxi công nghệ bình đẳng hơn.

Với doanh nghiệp kinh doanh đồng thời theo hình thức taxi truyền thống (đồng hồ tính tiền) và công nghệ (phần mềm tính tiền), có thể lựa chọn gắn mào “taxi” hoặc “taxi điện tử”.

Theo Bộ GTVT, taxi công nghệ đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, với nhiều phần mềm, ứng dụng ra đời. Vì vậy, cần công cụ hiệu quả để quản lý, đảm bảo kinh doanh an toàn, minh bạch...

Hiện, trên thị trường Việt Nam ngoài Grab, còn có một số ứng dụng đặt xe khác, như: Emddi, Vato...

Ngoài ra, còn 8 hãng taxi truyền thống có phần mềm riêng của đơn vị mình như: V.Car, Thành côngCar, Vic.Car, HomeCar, Mai Linh Car, LB.Car, Emddi-Phúc Xuyên.

Trước đó, tại một cuộc họp với các đơn về xây dựng Dự thảo Nghị định 86 sửa đổi, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã khẳng định, nghị định mới ban hành phải điều chỉnh, quản lý được kinh doanh taix công nghệ. Đồng thời, đảm bảo minh bạch, thu được thuế từ hoạt động kinh doanh này. Nếu Dự thảo chưa đạt yêu cầu sẽ chưa trình Thủ tướng ký ban hành.

Trong khi đó, thời gian gần đây Grab đang tăng cường ký kết hợp tác với các hãng taxi truyền thống, để các hãng này thành công ty vận tải cho Grab. Điều này khiến Hiệp hội Taxi cả 3 miền (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM) phải có văng bản "cầu cứu" Bộ GTVT có biện pháp can thiệp, không để Grab lũng đoạn thị trường.

Phi Long/VOV



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Tinh gọn bộ máy: Khó mấy cũng phải thực hiện cho được
Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Thời điểm này, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy được các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt triển khai. Thực tế cho thấy công việc này là rất khó, nhưng khó mấy cũng phải thực hiện cho bằng được.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Taxi công nghệ sẽ phải án biển “Xe hợp đồng điện tử” gắn trên nóc xe