Nội dung chính sẽ triển lãm những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường. Những bằng chứng này bao gồm: Các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; Sưu tập gồm 95 bản đồ và 4 cuốn Atlas tuyển chọn từ hơn 260 bản đồ và các Atlas liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Sưu tập 102 ấn phẩm xuất bản tại các nước phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Hình ảnh tư liệu về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa; hình ảnh về các di tích về những hùng binh Hoàng Sa và lễ Khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); hình ảnh về đời sống và sinh hoạt của quân và dân ở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông sưu tầm; hình ảnh về các hoạt động sưu tầm, giữ gìn và trao tặng các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Thừa Thiên Huế; Những công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và quốc tế xuất bản ở trong và ngoài nước từ trước đến nay; Sưu tập những vỏ ốc biển và cát từ vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa do các ngư dân Việt Nam đi đánh bắt hải sản ở các ngư trường này mang về; Bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795 - 1869), nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn.
Thông qua các buổi triển lãm về các tư liệu, khẳng định Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm; bằng con đường hòa bình và được các triều đại phong kiến Việt Nam, các Nhà nước Việt Nam thời cận đại và hiện đại liên tục thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách hợp pháp.
T.H