Trong đó, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên đã lắp đặt 40/42 tàu cá, đạt 95,2%; tàu cá có chiều dài từ 15 - <24 mét có 1.901/1.919 tàu cá đã lắp đặt, đạt 99%. Như vậy, toàn tỉnh còn 20 chiếc chưa thực hiện lắp đặt VMS (14 tàu hư hỏng nằm bờ không còn khả năng hoạt động hoặc tàu cá chờ thi hành án, tranh chấp dân sự; 6 tàu gặp khó khăn về tài chính, làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng). Đã giao Chi cục Thủy sản phối hợp các địa phương làm việc với chủ tàu yêu cầu lắp đặt, kiên quyết không cho xuất bến đi khai thác. Trong đó, thị xã La Gi 4 tàu, Tuy Phong 8 tàu, TP. Phan Thiết 5 tàu và huyện Phú Quý có 3 tàu chưa lắp đặt.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã đầu tư trang thiết bị, đưa vào quản lý, vận hành hoạt động ổn định Trung tâm Dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh đặt tại Chi cục Thủy sản, 3 Trạm dữ liệu tại 3 Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá theo Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý thông tin dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh. Trong 5 tháng đầu năm 2023, Tổ trực ban Trung tâm Giám sát tàu cá tỉnh đã phát hiện, kịp thời kêu gọi quay trở lại vùng biển Việt Nam 2 trường hợp vượt ranh giới trên biển. Tuy nhiên, tình trạng tàu cá mất kết nối VMS trên biển vẫn còn xảy ra thường xuyên gây khó khăn trong việc kiểm soát và tiềm ẩn nguy cơ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Đồng thời, UBND tỉnh đang khẩn trương triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân chi phí mua, lắp đặt thiết bị VMS theo Nghị quyết số 02 của HĐND tỉnh. Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ cho 697 tàu cá/6.970 triệu đồng (trong đó năm 2022: hỗ trợ 370 tàu cá/3.700 triệu đồng; 4 tháng đầu năm 2023, hỗ trợ 327 tàu cá/3.270 triệu đồng).