Theo dõi trên

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long vào đề thi địa

03/07/2016, 14:37

BTO- Không giống như các môn văn, toán, sau 180 phút làm bài thi môn địa sáng nay, nhiều sĩ tử bước ra phòng thi đều nở nụ cười rất tươi. Rất đông thí sinh ra trước gần một giờ đồng hồ. “Em hoàn thành bài thi chỉ mất 2 tiếng đồng hồ, và xin ra trước. Nói chung các câu hỏi đều được tụi em ôn tập khá kỹ, hy vọng điểm không thấp”, thí sinh Nguyễn Xuân Đức, Trường THPT Tánh Linh tiết lộ. Với tâm trạng hết sức vui, thí sinh Huỳnh Thị Phi, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai ra trước giờ thu bài gần 30 phút. “Khả năng sẽ đạt 7 điểm với môn địa, vì tất cả các nội dung thi đều được trường ôn tập kỹ. Có vài câu hỏi trong đề thi nằm trong dự đoán nên tụi em tranh thủ xem kỹ tối qua”, Phi chia sẻ.

                                            
   
Nhiều thí sinh tự    tin với môn địa sau khi ra khỏi phòng thi
   
Thí sinh Huỳnh Thị    Phi trao đổi với phóng viên
   
Trao đổi bài sau khi    thi xong môn địa

Không nằm ngoài dự đoán, vấn đề xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được đề thi địa năm nay đề cập. Nhiều thí sinh đã “trúng tủ” nên làm bài khá tốt. “Nhờ thường xuyên theo dõi các thông tin thời sự trên báo, đài thời gian qua, nên vấn đề xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được em nghiên cứu khá kỹ. Câu hỏi về nguyên nhân xảy ra xâm nhập mặn được em làm rất tốt, ý tứ chặt chẽ và hy vọng sẽ đạt điểm cao”, thí sinh Nguyệt Hằng ở Bắc Bình tự tin cho biết.

Theo phần lớn các thí sinh cho biết, đề địa rất dễ kiếm điểm, nhất là những câu hỏi mở, thêm việc được sử dụng Atlat và vẽ biểu đồ, khả năng nhiều thí sinh trên điểm trung bình. Được biết, nhiều năm nay đề thi địa luôn được Bộ GD&ĐT ra theo hướng mở, nên các thí sinh đã thay đổi cách học để làm bài thi tốt hơn.

K.Ngọc – Đ.Hòa



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long vào đề thi địa