Theo dõi trên

Xây dựng con người Việt Nam phát triển bền vững

04/02/2020, 10:06

BT- Từ khi thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (nghị quyết) Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đến nay, tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển, nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực, phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng...

Việc xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện để hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy phải hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Qua 5 năm thực hiện nghị quyết và Chương trình hành động của Tỉnh ủy (khóa XII) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt nghị quyết và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện với nhiều hình thức phong phú, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu, quan tâm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở tiếp tục được đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật được tăng cường. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Qua đó, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của địa phương và những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của người dân Bình Thuận. Theo đó, đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh giữ vững truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, giúp nhau trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo được duy trì và mở rộng. Đức tính cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường được phát huy. Đã xuất hiện nhiều mô hình hay, điển hình tốt trên nhiều lĩnh vực, qua đó đã khơi dậy, vun đắp truyền thống văn hóa, tính cách tốt đẹp của con người Bình Thuận.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, trước hết phải xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, quản lý của UBND các cấp. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án về các chuẩn mực giá trị văn hóa con người Bình Thuận để phát triển bền vững. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Xây dựng và phát huy vai trò của gia đình, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, sống có nền nếp. Phát huy và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Xây dựng môi trường văn hóa đoàn kết, dân chủ, văn minh trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tập trung xây dựng văn hóa trong Đảng, trong cơ quan Nhà nước và các đoàn thể gắn với tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tạo sức lan tỏa ra ngoài xã hội. Tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa trong kinh tế, nhất là giáo dục văn hóa ứng xử, đạo đức kinh doanh, chống gian lận thương mại, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, trốn thuế. Xây dựng môi trường xã hội đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, kỷ cương, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật của mọi thành viên trong xã hội. Phải coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Vǎn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Tính gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng. 

T.Q



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng con người Việt Nam phát triển bền vững