Theo dõi trên

 10 giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn

03/02/2017, 15:06

BTO: Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/10/2016 của Tỉnh ủy Bình Thuận về phát triển du lịch đến năm 2020, UBND tỉnh vừa có Kế hoạch số 185/KH-UBND gồm 10 nhiệm vụ, giải pháp sau:

 Mục tiêu:

- Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

 -Thu hút 7.000.000 lượt khách, trong đó khoảng 850.000 lượt khách quốc tế, khoảng 6.150.000 lượt khách nội địa, tăng trưởng bình quân khách quốc tế từ 12-14%/năm, khách nội địa từ 10-12%/năm.

-Du lịch đóng góp 10% GRDP của tỉnh.

 -Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, Mũi Né là khu du lịch quốc gia; từng bước xây dựng Phú Quý là điểm du lịch quốc gia, Phan Thiết trở thành đô thị du lịch.

 Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1.Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về du lịch: Trong đó đáng chú ý là nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, thân thiện của người dân và du khách trong hoạt động du lịch; thực hiện tốt việc bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.

2.Rà soát, điều chỉnh bổ sung và xây dựng quy hoạch, đề án phát triển du lịch: Trong đó đáng chú ý là triển khai thực hiện đề án xây dựng Bình Thuận thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia; Tích cực giải quyết các vướng mắc để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng và đầu tư các dự án du lịch vào hoạt động, kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai mà không có lý do chính đáng để giao cho nhà đầu tư khác thật sự có năng lực.

3.Thực hiện tốt liên kết vùng: Đáng chú ý là chương trình hợp tác liên kết tam giác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh- Bình Thuận –Lâm Đồng mà trọng tâm là sản phẩm “Chợ Sài Gòn - Hoa Đà Lạt -  Biển Mũi Né”.

4.Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: Đáng chú ý nhất là tích cực phối hợp các Bộ ngành TW đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường cao tốc Phan Thiết - Nha Trang, sân bay Phan Thiết.

5.Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Trong đó chú ý phát triển thêm các sản phẩm mới để phục vụ du khách, như đề tài du lịch cộng đồng”. Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long cùng người dân Hàm Thuận Nam.

6.Nâng cao chất lượng dịch vụ

7.Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu điểm đến: Trong đó chú trọng giới thiệu hình ảnh du lịch Bình Thuận trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, các kênh truyền thông trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp đưa các sản phẩm du lịch đến các thị trường mục tiêu.

8. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý đặc thù để thu hút đầu tư: Trong đó chú ý xây dựng môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào các dự án lớn như: trung tâm thể thao biển, khu vui chơi giải trí cao cấp, tổ hợp du lịch, dự án du lịch –thể thao biển…

9.Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Đáng chú ý là bồi dưỡng kiến thức, văn hóa kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ… cho đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách; chú trọng xây dựng đội ngũ thuyết minh viên du lịch nắm vững kiến thức lịch sử, văn hóa địa phương.

10.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về môi trường, bảo đảm an toàn cho du khách: Đáng chú ý là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch, dịch vụ theo luật du lịch, các vấn đề liên quan bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý ngiêm các vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến khách du lịch.

BTO



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
 10 giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn