Theo dõi trên

Ấn Độ cấm nhiều sản phẩm đồ nhựa sử dụng một lần

03/07/2022, 09:48

19 loại đồ nhựa như nĩa, thìa, ống hút, khay, bông ngoáy tai... bị cấm sử dụng ở Ấn Độ.

123456789101112

Ấn Độ áp đặt lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần từ ngày 1/7 trong một nỗ lực giải quyết ô nhiễm môi trường. Theo đó, Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Ấn Độ cấm 19 sản phẩm đồ nhựa sử dụng một lần (đồ nhựa plastic) gồm nĩa, thìa, ống hút, khay, bông ngoáy tai, bao bì, hộp, tấm nhựa PVC dưới 100 micron...

Tuy nhiên, một số phản ứng lệnh cấm nói rằng, các công ty “chưa sẵn sàng” trong việc lựa chọn chuyển đổi việc sản xuât và sử dụng đồ nhựa plastic sang sản xuất và sử dụng sản phẩm an toàn với môi trường.

Nhựa sử dụng một lần là loại nhựa thải bỏ sau một lần sử dụng, không thể được tái chế. Chúng thường thấy quăng ở khắp nơi như bãi rác, sông, suối, đại dương, góp phần ô nhiễm và phá vỡ hệ sinh thái lâu dài.

Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Ấn Độ cho biết: Quốc gia đang thực hiện một biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải nhựa chưa được kiểm soát quăng bừa bãi gây ra. Chính phủ đã cấm sản xuất, nhập khẩu, dự trữ và phân phối các mặt hàng nhựa plastic. Bất kỳ ai sử dụng nếu bị phát hiện sẽ phạt 1.265USD hoặc phạt tù 5 năm hoặc cả hai -  tiền và tù.

Theo đó nước này đã thành lập các đội kiểm tra hai cấp gồm cấp quốc gia và liên bang để buộc mọi người thực hiện nghiêm lệnh cấm. Các trạm kiểm soát biên giới giám sát, theo dõi việc đi lại giữa hai nước về sản phẩm bị cấm.

Ở thủ đô Delhi, Ủy Ban Kiểm soát ô nhiễm Delhi đã thành lập 15 đội giám sát và xử lý nghiêm theo quy định nếu phát hiện người sử dụng.

Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 thế giới với 1,3 tỷ người, mỗi năm thải ra môi trường 3,5 triệu tấn rác thải nhựa plastic. Trong đó, có khoảng 240.000 tấn nhựa sử dụng một lần, Bộ Kiểm soát ô nhiễm Ấn Độ cho biết.

rcmid2eabt6iply63hukshlify.jpg
Bò lục lọi đồ ăn trong những bịch plastic đựng rác.

Rác thải nhựa chất đống ven đường là cảnh tượng thường thấy ở Ấn Độ. Chúng làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước, sông ngòi và đường dẫn nước, bốc cháy trong các bãi rác. Những con bò nhai hộp sữa vứt bỏ và giấy gói socola trong bãi rác ở nhiều thị trấn và thành phố. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên kế hoạch loại bỏ đồ nhựa plastic này vào năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn do dịch Covid-19 và tính chưa sẵn sàng của các công ty, doanh nghiệp sản xuất và tiêu dùng đồ nhựa plastic, nơi vốn dĩ muốn Chính phủ trì hoãn xem xét lại lệnh cấm.

Balakrishna Bhartia – người đứng đầu Liên đoàn thương nhân Ấn Độ nói với tờ The National: Đưa ra lệnh cấm rất dễ, với chúng tôi không có vấn đề gì vì bảo vệ môi trường là điều bắt buộc. Nhưng Chính phủ cân nhắc, nên đưa ra biện pháp khả thi hơn vì thay thế đồ nhựa plastic bằng đồ nhựa phân hủy sinh học hoặc đồ làm bằng nguyên liệu tự nhiên như ống hút tre, đắt tiền hơn thiệt hại hàng triệu USD.

Kishore Sampat – Chủ tịch Hiệp hội sản xuất nhựa Ấn Độ cho biết, lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến hơn 80.000 công ty sản xuất các mặt hàng nhựa plastic. Đây là một sự thay đổi lớn, các công ty chưa có sự sẵn sàng vì liên quan nhiều thứ. Theo chúng tôi, thay vì cấm sử dụng đồ plastic thì nên thiết lập cơ sở hạ tầng tái chế sẽ tốt hơn. Lựa chọn thay thế nhựa plastic bằng giấy, gỗ đắt tiền hơn gấp 3 – 4 lần và không có sẵn nguyên nhiên liệu để sản xuất hàng loạt. Chúng tôi đề nghị Chính phủ nên xem việc thiết lập cơ sở hạ tầng tái chế là  giải pháp phù hợp.

gbrf6owbvc2v4xfjydmrubzcfy.jpg
Đậu đỗ đựng trong các bị nilon sử dụng một lần ở các chợ của Ấn Độ.

Một số chuyên gia môi trường hoan nghênh lệnh cấm, nhưng nói rằng, việc thực thi sẽ là một thách thức đối với quốc gia. Trước đây, nhiều bang đã đưa ra lệnh cấm tương tự nhưng không thành công.

Bà Priti Mahesh, một nhà môi trường học làm việc tại Toxics Link - một nhóm môi trường phi lợi nhuận ở Delhi cho biết, lệnh cấm có thể có hiệu lực nếu nó được thực hiện nghiêm túc. Bà nói thêm: “Từng có những lệnh cấm trước đây nhưng không thành công lắm vì việc thực thi không đủ mạnh. Một thay đổi lớn lần này là trên phạm vi toàn quốc có sự đồng nhất cao sẽ trợ giúp, chính phủ làm quyết liệt thì lệnh cấm có hiệu quả”.

Giới bảo vệ môi trường đề xuất phải có một cơ chế bắt buộc lớn, nghĩa là người dân phải tuân thủ mới giảm lượng rác thải nhựa không cần thiết. Bà Priti Mahesh nói: “Người dân cần phải tham gia nếu không sẽ rất khó khăn vì chúng ta là một quốc gia rộng lớn. Các loại đồ nhựa plastic không được sử dụng đại trà ở các cửa hàng, chợ, doanh nghiệp...”.

NINH CHINH (THEO THE NATIONAL)

Bài liên quan
Tham quan công ty xử lý rác thải ở La Gi
BTO - Chiều 12/6, đồng chí Tiêu Hồng Phúc – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cùng đại diện thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã đến tham quan Công ty cổ phần môi trường xanh PEDACO. Đây là công ty chuyên về xử lý rác thải, đóng chân trên địa bàn xã Tân Bình, thị xã La Gi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ cấm nhiều sản phẩm đồ nhựa sử dụng một lần