Tuần qua, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra quyết định bất thường, tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ bùng phát nhanh chóng trên diện rộng như là một tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Lần đầu tiên trong lịch của WHO, ông hành động như vậy dù thiếu sự đồng thuận giữa các đồng nghiệp, nhưng đó cho thấy dấu hiệu ông và nhiều bác sĩ khác khá lo ngại về tình hình bệnh. Những bệnh khác bao gồm Covid-19, Ebola và bại liệt chỉ định tình trạng khẩn cấp xác đáng.
Bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến các triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa như sốt, phát ban và các tổn thương khác. Gần đây xuất hiện ở khoảng 70 quốc gia, nơi từ trước tới nay không có ai mắc căn bệnh, nay đã có và đang bùng phát. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết, có hơn 16 ngàn trường hợp mắc bệnh ở 74 quốc gia kể từ tháng 5. Các trường hợp tử vong được ghi nhận chỉ có ở châu Phi, đặc biệt là Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi phát hiện bệnh đầu tiên vào năm 1970.
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đồng nghĩa với việc lo ngại bệnh lây lan trên thế giới, nên cần có giải pháp ứng phó. Trước tuyên bố gay gắt ấy, khiến không thể không tưởng tượng đến những ngày đầu bùng phát dịch Covid-19 đáng sợ, khi đó giới y khoa khắp thế giới bắt đầu hiểu hơn về quy mô của tình trạng khẩn cấp. Và, thực vậy, tổ chức WHO của tiến sĩ Ghebreyesus đối mặt với những lời cáo buộc rằng, WHO chậm trễ trong hành động để Covid-19 lây lan nhanh chóng.
Tuy nhiên, với cảnh báo về bệnh đậu mùa khỉ tuần qua của tiến sĩ Ghebreyesus thì khác, dường như là để không còn những tranh cãi quanh việc lo ngại bệnh lại trở nên tàn khốc như Covid-19. Các khuyến cáo tạm thời do WHO đưa ra chủ yếu liên quan đến nhu cầu cộng tác quốc tế và hợp tác để ngăn chặn tình hình đang xấu đi. Điều này bao gồm thiết lập giám sát dịch bệnh toàn cầu gia tăng để nâng cao nhận thức của nhân viên y tế trên toàn thế giới. Sự phối hợp giữa cộng đồng y khoa khắp thế giới sẽ rất quan trọng.
Hầu như những gì giới chuyên gia cần là rộng lớn hơn nhiều cho chính bệnh đậu mùa khỉ. Chẳng hạn, Tiến sĩ Placide Mbala thuộc bộ phận y tế toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Y sinh Cộng hòa Dân chủ Congo nhấn mạnh sự cần thiết phải khắc phục ngay tình trạng bất bình đẳng về phân phối vắc xin bệnh đậu mùa khỉ: việc tiêm vắc xin bệnh đậu mùa khỉ ở phương Tây có thể giúp ngăn chặn được bệnh ở đó, nhưng ở châu Phi vẫn còn nhiều trường hợp mắc bệnh. Nếu không giải quyết vấn đề ở châu Phi thì nguy cơ phát dịch của phần còn lại của thế giới sẽ vẫn còn”.
Một loại vắc xin mới vừa được phê duyệt cho bệnh đậu mùa khỉ, ngoài vắc xin cũ hiệu quả đã sử dụng trong nhiều năm qua để ngăn chặn căn bệnh. Tuy nhiên, quang cảnh chiến dịch tiêm chủng toàn cầu rất ảm đạm. Tuần trước, liệt bệnh đậu mùa khỉ vào tình trạng khẩn cấp, WHO đã làm nổi bật dữ liệu cho thấy, mức độ bao phủ vắc xin toàn cầu tiếp tục giảm trong suốt năm 2021 do đại dịch Covid-19. Điều này có nghĩa là 25 triệu trẻ sơ sinh đã bỏ lỡ vắc xin cứu sống – công cụ hiệu quả nhất giúp bảo vệ thế giới tránh khỏi những căn bệnh vốn đã có từ trước như bệnh đậu mùa khỉ cũng như các bệnh mới khác đang bùng phát trở lại. Một quan chức cấp cao của Quỹ Nhi đồng LHQ (Unicef) gọi đây là một cảnh báo “báo động đỏ về sức khỏe trẻ em”.
Khi bệnh đậu mùa khỉ lây lan, áp lực y tế đáng kể là chắc chắn. Nhưng hậu quả có thể lớn hơn nhiều biện pháp các chính phủ trên thế giới làm hoặc không phản ứng với nó. Không có chuyện nó sẽ sánh ngang với sức tàn phá của Covid-19, nhưng nếu cộng đồng quốc tế không hành động ngay bây giờ thì nó có thể giống như đại dịch Covid-19, sẽ trở thành một gánh nặng chết người thêm nữa mà lẽ ra đã có thể được chấm dứt.