Theo dõi trên

Bệnh tay chân miệng gia tăng, sốt xuất huyết giảm

01/11/2017, 09:07

BT- Trong khi bệnh sốt xuất huyết đang bắt đầu “hạ nhiệt” thì số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng trong những tuần gần đây.

Theo ông Hoàng Văn Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin đặc trị. Bệnh thường xuất hiện và kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Phụ huynh cần phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả  qua việc vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, chú ý rửa tay bằng xà phòng và rửa tay trước khi ăn cho trẻ. Các đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh, sát khuẩn để tránh lây nhiễm.

Hiện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đang đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông về cách phòng, chống bệnh tay chân miệng đến người dân, nhất là các phụ huynh có con em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Qua đó phối hợp với ngành giáo dục tổ chức hướng dẫn giáo viên, học sinh thực hiện các biện pháp phòng, chống  bệnh… Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nên việc nhận biết bệnh sớm và điều trị cho trẻ đúng cách là việc làm hết sức cần thiết. Ngành y tế khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên chủ quan với bệnh truyền nhiễm này. Khi thấy trẻ quấy khóc, biếng ăn, giật mình lúc ngủ, kết hợp với các biểu hiện sốt, nổi bọng nước là đã có dấu hiệu bệnh nặng, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám và điều trị theo từng mức độ bệnh.

Riêng bệnh sốt xuất huyết, trong 2 tuần gần đây, bệnh có xu hướng giảm. Toàn tỉnh ghi nhận 1.582 ca, giảm 579 ca so cùng kỳ năm 2016.  Mặc dù bệnh giảm so các năm trước, nhưng thời tiết bất thường hiện nay dự báo bệnh diễn biến phức tạp. Người dân cần nâng cao nhận thức phòng bệnh, phun xịt hóa chất ở các ổ dịch, vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh.  

   ĐÌNH HÒA



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh tay chân miệng gia tăng, sốt xuất huyết giảm