Theo dõi trên

Bình Thuận thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030

11/09/2024, 05:11

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

c0124t01.jpg
Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: N. Lân

Theo đó, yêu cầu các cấp chính quyền địa phương, các sở, ngành, cơ quan chức năng quán triệt, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; tổ chức thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về các hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản, các hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

nuoi-ca-long-be-tren-bien-o-phu-quy-anht-n.-lan-2-.jpg
Nuôi hải sản lồng bè trên biển. Ảnh: N.Lân

Mục tiêu chung của kế hoạch này là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh. Quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi đôi với khai thác thủy sản bền vững, chống khai thác IUU. Qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật của tỉnh Bình Thuận. Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.

kiem-ngu-thao-do-bay-tom-hum-con-danh-bat-sai-qui-dinh-o-khu-du-lich-ham-tien-anh-n.-lan-1-.jpg
Quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi đôi với khai thác thủy sản bền vững, chống khai thác IUU.
z5298777085576_7203f398d970f315db1d03b479998b28.jpg
Hàng năm, ít nhất 1 triệu con giống thủy sản các loại được thả tái tạo xuống các môi trường thủy vực.

Mục tiêu cụ thể sẽ hoàn thành điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển lộng và ven bờ thuộc tỉnh quản lý, nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản trên các sông chính, hồ tự nhiên, hồ chứa lớn. Phục hồi, tăng trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển của tỉnh. 100% các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh được thiết lập, quản lý và hoạt động theo quy định của pháp luật. Quản lý, lập hồ sơ, giám sát, đánh giá một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hiện có tại tỉnh như: rùa biển, san hô… Hàng năm, ít nhất 1 triệu con giống thủy sản các loại được thả tái tạo xuống các môi trường thủy vực; 100% huyện, thị xã, thành phố tổ chức hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vào vùng ven biển và trên các hồ chứa, thủy vực, vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2030, các huyện, thị xã, thành phố ven biển có điều kiện phù hợp tổ chức được các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển nuôi biển, xây dựng nông thôn mới, du lịch sinh thái góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư ven biển.

M. VÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tái tạo nguồn lợi thủy sản vẫn còn nan giải
BTO- Hiện Bình Thuận có hơn 7.000 tàu thuyền đánh bắt thủy sản với hàng trăm ngàn lao động khai thác thủy sản tuyến bờ, tuyến lộng và xa bờ. Ngư trường Bình Thuận những năm gần đây nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt nghiêm trọng do đánh bắt cá con, hủy hoại nguồn lợi thủy sản bằng mìn, chất độc hóa học, sử dụng nghề giã vào sai tuyến...  
Nổi bật
Giới thiệu văn hóa Chăm đến du khách quốc tế
Bình Thuận đang vào cao điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng các tour, tuyến đặc sắc, giới thiệu các khu vui chơi giải trí mới đi vào hoạt động thì việc tổ chức những hoạt động gắn liền với văn hóa địa phương ngay tại nơi nghỉ dưỡng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong thời gian lưu trú tại đây.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Thuận thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030