Theo dõi trên

BTO- Việc hóa đơn tiền điện tháng 4/2019 tăng cao đang làm “dậy sóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như bức xúc trong dư luận xã hội. Để hiểu rõ hơn, phóng viên Báo Bình Thuận đã phỏng vấn Ông Trần Ngọc Linh, Giám đốc Công ty Điện lực...

02/05/2019, 10:32

Thưa ông, gần đây nhiều phản ánh từ các hộ dân cho rằng tiền điện tăng 8,36%, nhưng thực tế hoá đơn tiền điện tới các hộ dân tăng từ 35-70%. Xin ông cho biết nguyên nhân cụ thể?.

Giám đốc Điện lực Bình Thuận trả lời nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 4/2019 tăng cao

Xét riêng về tăng giá điện, theo Quyết định 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương công bố ngày 20/3/2019, mức độ tăng giá bình quân của tất cả các nhóm khách hàng là 8,36%, riêng với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, mức tăng tiền điện từ 8,35% - 8,38% tùy theo mức độ sử dụng điện của khách hàng trong tháng, chi tiết tính toán tiền điện (gồm cả thuế GTGT) mà khách hàng phải trả trong tháng ứng với các mức tiêu thụ điện từ 100 kWh – 1.000 kWh như sau:

                                                                                                                                                                                                                                                 
        Mức     điện     tiêu thụ     trong     tháng                Tiền điện + Thuế GTGT trả theo giá cũ QĐ 4495 (đ)                Tiền điện + Thuế GTGT trả theo mức giá mới QĐ 648 (đ)             Chênh     lệch (đ)            Tỷ     lệ tăng (%)
      (1)      (2)      (3)      (4) =    (3)–(2)      (5) =    (4)/(2)
      100    kWh         173.195         187.660      14.465      8,35
      200    kWh         377.575         409.200      31.625      8,38
      300    kWh          634.975         688.160      53.185      8,38
      400    kWh         922.625         999.900      77.275      8,38
      500    kWh         1.219.735         1.321.870         102.135       8,37
      600    kWh         1.516.845         1.643.840         126.995      8,37
      700    kWh         1.813.955         1.965.810         151.855      8,37
      800    kWh         2.111.065         2.287.780         176.715      8,37
      900    kWh         2.408.175         2.609.750         201.575      8,37
      1000    kWh         2.705.285         2.931.750         226.435      8,37

 Việc hoá đơn tiền điện các hộ dân có thể tăng từ 35-70%, bên cạnh nguyên nhân từ việc tăng giá điện, còn có 2 nguyên nhân ảnh hưởng lớn như sau:

+ Theo quy luật thời tiết, hằng năm thì tại khu vực miền Nam, Tây Nguyên bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng, nhiệt độ nhiều thời điểm lên hơn 37 độ C; khu vực miền Bắc đặc biệt là thủ đô Hà Nội bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm với độ ẩm cao và có ngày nắng nóng lên đến 37°C, do vậy nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho cho các thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt là thiết bị làm lạnh tăng cao. Thống kê mức độ tiêu thụ điện tại khu vực TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy trong tháng 4/2019, mức tiêu thụ điện bình quân ngày tăng 16% so với tháng 3/2019. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến hoá đơn tiền điện tháng 4/2019 tăng lên so với tháng 3/2019.

Bên cạnh đó, khi nhiệt độ tăng cao, mức tiêu thụ điện sẽ tăng nhanh hơn mức tăng của nhiệt độ, cụ thể theo phân tích dữ liệu tiêu thụ điện tại TP Hà Nội, trong dải nhiệt độ từ 31-35°C, khi nhiệt độ tăng thêm 1°C thì nhu cầu phụ tải sẽ tăng thêm hơn 3 triệu kWh. Tương tự, với dải nhiệt độ từ 35-37°C, khi nhiệt độ tăng thêm 1°C thì nhu cầu phụ tải sẽ tăng thêm hơn 4 triệu kWh (gấp 1,33 lần so với mức nhiệt độ 31-35°C). Đặc biệt, đối với dải nhiệt độ 37-39°C, khi nhiệt độ tăng thêm 1°C thì nhu cầu phụ tải sẽ tăng thêm gần 8 triệu kWh (gấp 2 lần so với mức nhiệt độ 35-37°C).

+ Một lý do khác là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn so với kỳ hóa đơn tháng 3 (chỉ có 28 ngày) là 3 ngày, số ngày tăng thêm trong tháng sẽ làm cho điện năng sử dụng của tháng 4/2019 tăng thêm 10,71%.

Như vậy số ngày sử dụng điện nhiều hơn nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng 10,71% kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè (khoảng 16%), và như vậy kể cả việc nếu không có điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 3 vừa qua thì cũng đã làm tăng mức tiêu thụ điện của tháng lên gần 27%.

Đây chính là 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng lên đáng kể, nếu khách hàng càng sử dụng nhiều điện thì mức tăng tiền điện càng lớn. Còn việc điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 3/2019 cũng chỉ có tác động một phần thứ yếu tới hóa đơn tiền điện, dù ở mức tiêu thụ điện nào thì việc tác động của giá điện mới cũng chỉ tăng xấp xỉ 8,36% so với giá điện cũ.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã xây dựng công cụ tính tiền điện trên website của EVN tại đường link http://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx. Khách hàng có thể chủ động tự tính toán, kiểm tra và so sánh với hoá đơn của khách hàng.

Tính đến ngày 26/4/2019, thống kê về hoá đơn tiền điện của các hộ gia đình tại 2 thành phố lớn nhất cho thấy tại Hà Nội có trên 57,29% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có mức điện năng sử dụng tháng 4/2019 tăng trên 30% so với tháng 3/2019, tỷ lệ này tại TP Hồ Chí Minh là trên 47,18%, chi tiết tại bảng sau:

Bảng 1:Số khách hàng sinh hoạt có điện năng tháng 4/2019 tăng 30% trở lên so với tháng 3/2019 tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Bình Thuận

                                                                                                        
             Tổng    số    khách hàng sinh hoạt         Điện tiêu thụ    tháng 4/2019 tăng từ 30% trở lên
      Số    khách hàng      Tỷ    lệ
      TP    Hà Nội      2.275.596      1.303.608      57,29%       
      TP    Hồ Chí Minh      2.256.310      1.064.599      47,18%       
         Bình Thuận         337.609      76.560      22,68%       
                            

Nhiều người cho rằng cách tính luỹ tiến hiện nay làm người dân bị trả tiền cao. Chỉ có giá điện bán lẻ sinh hoạt bậc 1 và bậc 2 là thấp hơn giá bán lẻ bình quân, các bậc thang còn lại đều cao hơn. Ông giải thích sao về việc này?

Thực hiện khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực trong đó quy định giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và khoản 15 Điều 1 giao Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, ngày 07 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện có hiệu lực từ ngày ngày 01 tháng 6 năm 2014.

Theo đó quy định giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 6 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; giá bán lẻ điện sinh hoạt cho bậc 1 (từ 0 - 50 kWh) và bậc 2 (từ 51 - 100 kWh) được tính toán tương ứng chỉ bằng 90% và 93% so với mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh theo thẩm quyền nhằm mục tiêu hỗ trợ tiền điện cho các hộ thu nhập thấp; các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng cho 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 (từ 0 - 50 kWh) hiện hành.

Thực tế áp dụng trong những năm qua cho thấy việc áp dụng giá bán điện sinh hoạt theo các bậc là đơn giản trong áp dụng nhưng vẫn đạt được mục tiêu khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Có thể cho rằng, việc thiết kế giá bán điện sinh hoạt theo các bậc là phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

 Mặt khác, điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, người dùng sử dụng điện trước và trả tiền sau. Hiện nay, phần lớn lượng điện năng được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch, không tái tạo được như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong khi các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, gió… chưa được phát triển mạnh, nguyên nhân là do hiệu quả chưa cao, cách thức sử dụng còn khá phức tạp và chi phí đắt đỏ ( giá điện của năng lượng mặt trời là 9,36 censt/kWh tương đương 2.086 đồng/kWh, cao hơn gần 222 đông/kWh so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, giá bán điện của các dự án điện gió, điện sinh khối ở  mức tương đương với giá bán điện dự án điện mặt trời).

Trong khi chờ đợi những giải pháp hiệu quả hơn cho việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được xem như là biện pháp quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trong giai đoạn hiện nay, các nguồn điện truyền thống như thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí được khai thác tối đa, các dự án nguồn điện năng lương tái tạo chưa ổn định và có giá thành cao, trong khi các dự án nguồn điện do các chủ đầu tư ngoài EVN đầu tư bị chậm tiến độ và chưa đáp ứng được nhu cầu phụ tải tăng cao hằng năm (trên 10%).

Do vậy  để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, EVN cần phải huy động các nguồn điện có giá thành cao như nguồn điện chạy bằng dầu. Đối với mỗi kWh điện chạy bằng dầu có giá thành sản xuất trên 4.500 đồng/kWh, so với giá bán lẻ điện bình quân hiện nay cứ 01 kWh điện EVN huy động nguồn điện chạy dầu thì EVN lỗ : 2.636 đồng/kWh, ảnh hưởng tác động đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện. Vì vậy việc sử dụng năng lượng có hiệu quả là biện pháp quan trọng và rất cần thiết nhằm giảm thiểu tác động đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

       Nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, hiện nay rất nhiều nước trên thế giới áp dụng giá điện theo các bậc để phù hợp với các mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân với giá điện của các bậc tăng dần (hộ sử dụng điện càng nhiều, không tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng sẽ phải áp dụng giá điện cao hơn), cụ thể một số nước áp dụng giá bán điện bậc thanh cho sinh hoạt như sau:

 1. Nhật Bản: Lũy tiến theo bậc: 3 bậc;

 2.  Thái Lan: Lũy tiến theo bậc; được lựa chọn áp dụng giá theo thời gian sử dụng (TOU): Dưới 150 kWh/tháng: 7 bậc; trên 150 kWh/tháng: 3 bậc;

3. Malaisia: Lũy tiến theo bậc: 5 bậc;

 4. Philipines (Meraco): Lũy tiến theo bậc: 8 bậc;

 5. Hàn Quốc: Lũy tiến theo bậc: 3 bậc;

  6. Indonesia: Lũy tiến theo bậc: 5 bậc;

 7. Hồng Kông: Lũy tiến theo bậc: 7 bậc;

8. Lào: Lũy tiến theo bậc: 3 bậc.     

Xin cám ơn ông.

 P.V



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
BTO- Việc hóa đơn tiền điện tháng 4/2019 tăng cao đang làm “dậy sóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như bức xúc trong dư luận xã hội. Để hiểu rõ hơn, phóng viên Báo Bình Thuận đã phỏng vấn Ông Trần Ngọc Linh, Giám đốc Công ty Điện lực...