Theo dõi trên

Chăm lo từ “gốc” – Thực tiễn từ Bình Thuận. Bài 4

05/08/2024, 05:05

Bài 4: Cán bộ, chính sách và người dân

Vì bên cạnh vẫn rất cần cán bộ biết tham mưu những chính sách phù hợp, thiết thực với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Để từ đó, tạo cơ chế thúc đẩy, khuyến khích và hướng dẫn người dân thoát nghèo, làm giàu.

Đáp ứng yêu cầu công việc

Nhiều người nhận định rằng chỉ tiêu sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS), nếu thực hiện tốt là sẽ quyết định thành công của Nghị quyết 12/2022. Vì ngay trong các nội dung, tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân năm 2023 đã thể hiện qua 8 nhóm tiêu chí trên nhiều mặt. Trong đó, đi sâu vào tiêu chí đo mức độ hài lòng của người dân thì còn cụ thể và bao trùm nhiều lĩnh vực tác động đến đời sống người dân. Ví dụ như trong khảo sát mức độ hài lòng đối với chất lượng tổ chức thực hiện chính sách ở địa phương thể hiện trên các lĩnh vực như phát triển kinh tế; khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách trật tự, an toàn xã hội; giao thông đường bộ; điện sinh hoạt; nước sinh hoạt; an sinh xã hội… Vì thế, một khi thực hiện tốt vai trò phục vụ của Nhà nước bao trùm ấy, bảo đảm đạt mức hài lòng của dân từ 90% trở lên thì cũng đồng nghĩa đội ngũ cán bộ, công viên chức trong tỉnh đạt chuẩn theo yêu cầu nhiệm vụ.

image.jpg
Vườn thanh long công nghệ cao ở Hàm Thuận Nam. Ảnh: Ngọc Lân
dsc_0077.jpg
Thu hoạch lúa chất lượng cao ở Tánh Linh
c0307t01.jpg
Chăm sóc sức khỏe cho người dân ở Đức Linh. Ảnh: Ngọc Lân.
_lan5349.jpg
Mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho nhân dân ở Đức Linh
dscn3436.jpg
Điện sinh hoạt

Tiếp đến, cũng từ gốc cán bộ chất lượng đó, việc thực hiện các chỉ số khác như PAX INDEX, PCI, PAPI, vốn có yêu cầu liên quan đến thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách… quyết định việc nhiều dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm, nâng thu nhập cho nhiều người dân sẽ diễn ra thuận lợi. Đó cũng là lý do năm 2024, Bình Thuận chọn thực hiện chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp” với yêu cầu các ngành, địa phương cải thiện và nâng cao điểm số từ các chỉ số trên của tỉnh. Trong Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2024 tỉnh Bình Thuận có đưa ra mục tiêu là xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Cụ thể, 100% cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh, 100% đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh bố trí công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định… Đồng thời kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu để xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Đó là 100% văn bản, hồ sơ công việc các cấp được xử lý trên môi trường mạng; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết và cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh đạt tối thiểu 30%, cấp huyện đạt tối thiểu 20%, cấp xã đạt tối thiểu 15%...

untitled_1.1.46.jpg
Nhiều dự án đi vào hoạt động giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách
novadreams-anh-n.-lan-.jpg
Du du lịch giải trí NovaWorld
_lan4939.jpg
Công viên khủng long ở NovaWorld

Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng việc thực hiện chỉ số SIPAS suy cho cùng cũng chỉ dừng ở việc nhanh hay chậm trong giải quyết yêu cầu của dân. Chỉ tiêu đó có liên quan các chỉ số khác, có tác động đến đích cuối cùng là nâng mức sống người dân nhưng chưa phải là tất cả. Vì bên cạnh vẫn rất cần cán bộ biết tham mưu những chính sách phù hợp, thiết thực với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Để từ đó, tạo cơ chế thúc đẩy, khuyến khích và hướng dẫn người dân vào cuộc cùng khai thác tiềm năng, lợi thế tại chỗ qua việc xây dựng những mô hình kinh tế thoát nghèo, làm giàu. Thực tế, chính sách ban hành từ Trung ương liên quan đến nâng mức sống người dân đều được triển khai tại tỉnh. Bên cạnh những chính sách đem lại hiệu quả cao, là những chính sách này chưa đi vào thực tế tại tỉnh, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ cán bộ. Ví dụ như thực hiện Nghị định 62 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, đến nay có thể thấy tình hình là hộ trồng lúa chưa được thụ hưởng theo đúng tinh thần của nghị định. Tương tự, từ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 86/2019/NQHĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay kết quả cho thấy số hộ dân được thụ hưởng khiêm tốn…

image-1-.jpg
20190306_141203.jpg
Du khách quốc tế tham quan vườn thanh long

Đáp ứng yêu cầu thay đổi

Ở chiều ngược lại, việc thoát nghèo, làm giàu được ấy còn tùy thuộc vào chính người dân. Đó là sự tổng hòa các kết quả xuất phát từ chính sự nỗ lực, không ỷ lại của chính người dân và cả sự tác động của Mặt trận và các đoàn thể ở các địa phương qua cách thức hướng dẫn, truyền đam mê, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong dân. Thực tế cũng cho thấy chính yếu tố trình độ chuyên môn kỹ thuật có tác động lớn đến thu nhập của hộ gia đình, trong khi trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong tỉnh, dù đã nâng tỷ lệ lao động được đào tạo ngày một tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và cả yêu cầu của sự phát triển trong thời gian tới. Vì thế, công tác giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo nghề luôn là giải pháp đầu tiên và chính sự quyết tâm của người dân trong thoát nghèo, làm giàu là giải pháp cuối.

p1050570.jpg
Khai thác thủy sản
dsc_1068.jpg
Vụ cá Nam

Trong tháng 7/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và thực chất, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Trong thời gian sớm nhất, Bình Thuận sẽ có kế hoạch thực hiện chỉ thị trên. Và hiện tại, ở tỉnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hóa khu vực nông thôn đang diễn ra. Tình hình cạnh tranh lao động cũng đang quyết liệt, khi 3 trụ cột kinh tế về công nghiệp, nông nghiệp và du lịch đều phát triển phân bố khắp các huyện, thị, thành phố. Trong đó, du lịch đang bùng nổ ở những vùng được xem là nơi có nhiều người nghèo như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã bãi ngang, hải đảo nên việc đào tạo nghề cho lĩnh vực du lịch được xem là khâu quyết định trong lúc này. Vì mới, khó và nhạy cảm hơn so với lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, do sự ảnh hưởng mang tính phổ biến, quyết định khách đến nhiều hoặc ít. Hơn nữa, du khách đến, người dân còn bán được nông sản, hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển... hay nói cách khác bởi đây là ngành kinh tế mang tính tổng hợp. Một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy những hộ có ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống có mức thu nhập cao hơn những hộ có ngành nghề khác 15,84%. Việc khuếch trương du lịch cũng là một hình thức để góp phần tăng dịch vụ ở nông thôn, hiện đại hóa nông thôn ở Bình Thuận nhanh hơn, dễ hơn lĩnh vực công nghiệp. Tất nhiên, việc thu hút đầu tư những dự án lớn bên công nghiệp, nhất là phân bổ ở khu công nghiệp tại nông thôn cũng quyết định mô hình 1 gia đình có nhiều nguồn thu nhập. Từ đây mới nâng cao đời sống nhân dân, mới khiến “gốc” nhân dân vững.

Nâng cao đời sống nhân dân từ Nghị quyết 12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) là hành trình vận dụng tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân; phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Bởi lẽ, nhân dân là người chủ thực sự của đất nước...

Bài 1: Rộn ràng quanh 3 “trụ cột” kinh tế

Bài 2: Lấy người dân làm trung tâm của sự phát triển

Bài 3: “Gót chân Asin” của sự hài lòng

BÍCH NGHỊ - ẢNH N. LÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Chăm lo từ “gốc” – Thực tiễn từ Bình Thuận. Bài 1
Bài 1: Rộn ràng quanh 3 “trụ cột” kinh tế
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chăm lo từ “gốc” – Thực tiễn từ Bình Thuận. Bài 4