Theo dõi trên

Châu Âu tăng tần suất kiểm tra với hàng nông sản Việt Nam

26/11/2021, 16:18

 BTO- Từ ngày 23/11, nhiều loại nông sản Việt Nam khi xuất khẩu vào châu Âu sẽ bị tăng tần suất kiểm tra lên từ 10%-50% (trong đó thanh long có tần suất kiểm tra là 10%). Đây là quy định mới được Ủy ban châu Âu ban hành liên quan đến kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Thị trường châu Âu vốn áp dụng quy định ngặt nghèo nhất thế giới về dư lượng hóa chất trong sản phẩm. Trước đó một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào châu Âu như: hải sản, mướp đắng, đùi ếch đông lạnh đã nhận được cảnh báo về phát hiện có chất cấm trong sản phẩm. Việc châu Âu tăng mức tần suất kiểm tra như trên, sẽ gây khó khăn cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong việc thông quan, cũng như cạnh tranh với hàng nông sản của các nước khác.

Phân loại thanh long.

Bình Thuận xuất khẩu hàng nông sản sang châu Âu chủ yếu là hải sản và thanh long. Ở Bình Thuận có những trang trại quy mô lớn trồng thanh long sạch theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, xuất sang châu Âu với giá trị cao. Ngoài thanh long ruột trắng, đỏ, còn có thanh long ruột tím hồng được khách hàng châu Âu rất ưa chuộng, do thịt quả giòn, chắc, vị ngọt kèm chua nhẹ và có mùi thơm. Nông sản Việt Nam (trong đó có nông sản Bình Thuận) muốn giữ được thị trường châu Âu, thì phải bảo đảm chất lượng, để vượt qua các rào cản kỹ thuật khắt khe của EU.

ĐD



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Thành tựu Bình Thuận sau 50 năm ngày giải phóng
Bình Thuận, một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Sau ngày giải phóng, Bình Thuận đã trải qua 50 năm xây dựng và phát triển đầy ấn tượng. Từ một vùng đất có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt hải sản, Bình Thuận đã chuyển mình thành một tỉnh có nền kinh tế trọng điểm, là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước... Đổi thay ấy là công sức của bao thế hệ lãnh đạo cùng với với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân Bình Thuận.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu tăng tần suất kiểm tra với hàng nông sản Việt Nam