Cho đến thời điểm năm 2020, việc triển khai Chiến lược trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đó là kết quả của sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương.
Đặc biệt làBan Chỉ đạo công tác gia đình các cấp phối kết hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng sống văn hóa” thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vào các ngày kỷ niệm như: ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình, ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11). Việc tổ chức học tập, quán triệt cũng được các sở, ban ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện đồng loạt, kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác gia đình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ban chỉ đạo công tác gia đình các huyện, thị xã, thành phố còn phối hợp với Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với những hành vi bạo lực gia đình, phân công từng thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình huyện đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ công tác gia đình, thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm tư vấn, thiết lập hệ thống đường dây nóng để xử lý kịp thời khi có bạo lực gia đình xảy ra. Từ đó đã làm thay đổisự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác gia đình.
Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp đã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác gia đình theo từng giai đoạn. Công tác triển khai thực hiện có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa cơ quan thành viên Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở.
Ban chỉ đạo các cấp trong toàn tỉnh đều được củng cố thường xuyên, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công địa bàn phụ trách cho từng thành viên phù hợp với tình hình địa phương.
Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp huyện còn thường xuyên phối hợp theo dõi, hướng dẫn thực hiện nội dung công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, định kỳ tổ chức giao ban với Ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn nhằm nắm chắc tình hình triển khai và đề ra biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, phân công cụ thể trách nhiệm các thành viên trong tổ chức triển khai thực hiện.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức thực hiện và ban hành nhiều kế hoạch, văn bản hướng dẫn chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và các văn bản, đề án về công tác gia đình.
Phối hợp Đài Truyền thanh - Truyền hình địa phương tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình đến cộng đồng. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền như: Pa nô, băng rôn, phát thanh lưu động, loa truyền thanh không dây phát hành tờ rơi, tài liệu tuyên truyền các thông điệp truyền thông nhân ngày Gia đình Việt Nam và ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại các trục đường chính, khu tập trung đông người của các xã, phường, thị trấn.
Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được củng cố nâng cao chất lượng sinh hoạt, tập trung tuyên truyền, giáo dục nuôi dạy con, giữ gìn hạnh phúc gia đình, phát triển kinh tế gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
Phải khẳng định, việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam có sự phối hợp đồng bộ hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai các kế hoạch, đề án về công tác gia đình và thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai và duy trì, nhân rộng đã hạn chế thấp nhất tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương. Nhân dân đã nhận thức được bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật, kiên quyết phòng, chống bạo lực gia đình và vận động bà con, nhân dân trong tổ, xóm thực hiện.
Các hoạt động truyền thông đạt chất lượng, hiệu quả đảm bảo sâu, rộng về nội dung, đa dạng về hình thức, đối tượng hướng ưu tiên cho nhóm nam giới tham gia xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Qua đó, nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình ngày càng được nâng cao, những giá trị văn hóa gia đình Việt Nam, các phong tục, tập quán tốt đẹp được giữ gìn và phát huy, các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình đã được xóa bỏ, trách nhiệm đối với gia đình như giáo dục con cái, tham gia làm kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng ổn định, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương…
Toàn tỉnh hiện có 105/124 xã, phường, thị trấn có Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình, 364 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 274 “nhóm phòng, chống bạo lực gia đình”, 381 “địa chỉ tin cậy” và 941 “đường dây nóng” trong mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng. |
PHAN LIÊN