Theo dõi trên

Chiến thắng lẫy lừng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” nửa thế kỷ trước

18/12/2022, 10:59

BTO- Đúng ngày này 50 năm trước, ngày 18/12/1972, đế quốc Mỹ huy động lực lượng tập kích đường không lớn nhất kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II, gồm gần ½ tổng số máy bay B-52 hiện có (193/404 chiếc), hơn 1/3 tổng số máy bay chiến thuật (cả tiêm kích và cường kích 1077/3041 chiếc), chưa kể hàng trăm máy bay trinh sát, máy bay gây nhiễu, máy bay tiếp dầu, máy bay chỉ huy liên lạc dẫn đường; ¼ số tàu sân bay của Mỹ (6/24 chiếc), 60 tàu chiến các loại của hạm đội 7.

Trong đó Mỹ chủ yếu sử dụng “siêu pháo đài bay B-52” làm “con át chủ bài”, “bất khả chiến bại”, đây là loại máy bay khổng lồ, uy lực rất lớn, có thể mang 100 quả bom với tổng trọng lượng 30 tấn, có tầm bay cao tới 20 km, ném bom ở độ cao 17 km, hiệu quả nhất ở từ 9-11 km, có thể bay xa nhiều ngàn km không phải tiếp dầu. Một lực lượng lớn máy bay F-4 hộ tống trước, sau và hai bên sườn B-52, cách từ 18-20 km, tạo thành một hàng rào khó bị chọc thủng khiến B-52 trở thành một “pháo đài bay”.

1-1670828233642969044099-0-0-465-744-crop-1670828292824261865948.jpg

  Trong 12 ngày đêm ( từ 18-29/12/1972), đế quốc Mỹ đã ném bom hủy diệt nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga, giết hại 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác. Đặc biệt là trận rải thảm bom hủy diệt phố Khâm Thiên-khu phố có mật độ dân số đông nhất Hà Nội, có chiều dài hơn 1 km, gần 2.000 ngôi nhà, đền chùa, trường học, trạm xá bị phá hủy, giết hại 287 người, 290 người bị thương. B-52 Mỹ còn rải bom tàn phá hơn 100 điểm dân cư (bệnh viện Bạch Mai, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ) làm hàng ngàn người thương vong.

1-1-.jpg

  Lực lượng của Mỹ chiếm uy thế áp đảo cả về số lượng và kỹ thuật hiện đại tối tân, trong khi lực lượng phòng không-không quân của ta bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng chỉ có 5 trung đoàn tên lửa, 6 trung đoàn pháo cao xạ, 4 trung đoàn không quân gồm 2 trung đoàn MIG-21, 4 trung đoàn Ra đa rải khắp miền Bắc. Ngoài ra có có 8 trung đoàn cao xạ của QK3, QK Việt Bắc, lực lượng phòng không của DQTV 9 tỉnh với 1.316 khẩu pháo cao xạ…

  Nhưng Mỹ đã thất bại thảm hại trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc, trước ý chí , bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Đúng 7 giờ sáng ngày 30/12/1972 tổng thống Mỹ Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp thuận trở lại hội nghị Pari. Quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ gồm 34 chiếc B-52, 47 máy bay chiến thuật các loại, máy bay trực thăng và máy bay trinh sát không người lái. Cùng với tổn thất to lớn về máy bay, Mỹ còn chịu tổn thất lớn về phi công, gần 100 phi công bị tiêu diệt và bị bắt.

  Chiến thắng lẫy lừng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, cùng với thắng lợi trên chiến trường cả nước, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước. làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, mở ra thời cơ để toàn dân, toàn quân ta tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

BTO


(0) Bình luận
Bài liên quan
Trao tặng huy hiệu 75 tuổi đảng cho đồng chí Hà Hữu Bạn
BTO-Sáng 16/12, Huyện ủy Tuy Phong tổ chức trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đồng chí Hà Hữu Bạn hiện đã 96 tuổi và đang sinh hoạt tại Đảng bộ xã Vĩnh Hảo. Đây là Đảng viên đầu tiên nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng của huyện Tuy Phong.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến thắng lẫy lừng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” nửa thế kỷ trước