Theo dõi trên

Chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh

06/12/2024, 05:23

Đây là một trong những chủ trương được quy định cụ thể, bổ sung trong Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ năm 2024 nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo ATGT cho trẻ em, học sinh khi ngồi trên ô tô…

Theo đó, luật quy định: “Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em”. Ngoài ra, quy định cũng yêu cầu người quản lý, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe. Luật TTATGT đường bộ 2024 yêu cầu xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.

z6099325482237_e786d1314e427f568e5f5a3c0fa33582.jpg
CSGT tuần tra đảm bảo TTATGT.

Khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong suốt chuyến đi. Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ô tô. Người quản lý, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe. Người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.

Xe đưa đón trẻ em mầm non, học sinh được ưu tiên trong tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng xe, đỗ xe tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón trẻ em mầm non, học sinh. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Liên quan vấn đề này, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về triển khai Luật TTATGT đường bộ. UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương quán triệt và cụ thể hóa triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung của luật này trên địa bàn toàn tỉnh. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác bảo đảm TTATGT; quá trình triển khai thi hành Luật phải bảo đảm kịp thời, đồng bộ, sát với tình hình thực tế từng địa phương trong tỉnh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương và toàn dân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực TTATGT đường bộ…

TẤN THÀNH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Lại thêm người nước ngoài say xỉn tự gây tai nạn giao thông
BTO-Vụ việc xảy ra khoảng 19h30 ngày 29/11 trên đường Võ Nguyên Giáp (706B), đoạn thuộc địa phận phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết.
Nổi bật
Đảo An Bang chủ quyền Tổ quốc giữa trùng khơi
Hải trình đi thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo ở Trường Sa, tôi có dịp cùng đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đến thăm, chúc tết đảo An Bang. An Bang được ví như cầu nối giữa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, là lá chắn vòng ngoài bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh