Nguyên nhân do thời tiết đã bắt đầu chuyển sang mùa mưa (một số vùng đã có mưa) nên bệnh đốm nâu có khả năng phát sinh và gây hại trên các vườn thanh long. Bệnh vàng cành, thối cành và bệnh thối rễ, tóp cành tiếp tục phát sinh gây hại trên các vườn thanh long.
Do đó, đối với bệnh đốm nâu trên cây thanh long, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến bệnh trên vườn; tuyên truyền, phổ biến “Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long” cho người dân biết và áp dụng.
Đối với bệnh thối rễ, teo tóp cành: xử lý nguồn bệnh bằng thuốc BVTV (thuốc trừ nấm + thuốc trừ tuyến trùng) và phục hồi bộ rễ bằng các thuốc kích thích sinh trưởng hoặc các loại phân bón có khả năng kích thích ra rễ. Đối với những cây bị nặng có thể phun thêm phân bón qua lá để hồi phục. Sau khi cây đã phục hồi rễ có thể bón thêm các phân có chứa hàm lượng lân cao như: Super lân, lân nung chảy, lân phosphorite.... hoặc bón thêm phân hữu cơ khoáng hay hữu cơ vi sinh, tránh bón phân NPK, vôi với hàm lượng cao vì sẽ dễ gây tổn thương cho rễ mới hồi phục.
K.H