Ảnh: Đ.H |
Như vậy sau bao nhiêu năm kể từ năm 2000, Bình Thuận kêu gọi doanh nghiệp đầu tư du lịch và vùng biển Kê Gà và hàng chục resort, biệt thự cao cấp được xây dựng, với biết bao dự án đầu tư cho vùng biển còn nhiều hoang sơ này sẽ là một tương lai đẹp cho du lịch Bình Thuận ở dọc ven biển phía Nam. Đến tháng 12/2007, Bình Thuận thông báo quy hoạch cảng Kê Gà. Gần cuối năm 2010, tỉnh thu hồi dự án du lịch, thu hồi đất của 12 doanh nghiệp để giao cho TKV làm cảng biển. Và rồi đầu năm 2013, Thủ tướng thông báo dự án cảng Kê Gà không hiệu quả, yêu cầu ngừng xây dựng cảng. Từ đó đã gây nên bao hệ lụy, các doanh nghiệp bỏ tiền của, công sức để xây dựng nên những khu du lịch phải bỏ hoang, ai đi ngang cũng xót xa. Vì cứ nghĩ Bình Thuận có một cảng biển để phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, nên các nhà đầu tư du lịch đã phải nhường đất cho dự án cảng Kê Gà, cũng từ đó mà địa phương mất nhiều cơ hội khi trông chờ vào dự án cảng biển này. Chưa kể một số khu công nghiệp được xây dựng ở Hàm Thuận Nam mong muốn đón đầu cảng biển…Theo một đồng chí lãnh đạo tỉnh cho biết, tỉnh cũng rất nhiều lần họp và bảo vệ các nhà đầu tư trong thỏa thuận tiền bồi thường cho các chủ dự án, nhưng TKV chỉ thống nhất bồi thường số tiền trên.
Chúng tôi cũng gặp một số chủ dự án du lịch, họ cho biết số tiền bỏ ra còn cao hơn rất nhiều số tiền mà TKV đền bù, nhưng giờ thì được chút nào hay chút ấy để trả nợ. Có người vớt vát bằng cách tiếp tục đầu tư lại cho khu du lịch, nhưng rõ ràng cũng khó mà theo kịp với đà phát triển du lịch như hiện nay.
Thu Thủy