Theo dõi trên

Đầu tư xử lý nhiệt tại chỗ mở ra triển vọng với xuất khẩu nông sản

18/11/2024, 05:20

Mặc dù xử lý nhiệt hơi nước là một bước quan trọng trong chuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu, nhưng việc phải vận chuyển nông sản từ Bình Thuận vào TP. Hồ Chí Minh - một quãng đường xa, khá bất tiện. Nhiều hứa hẹn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm, mang lại lợi ích lâu dài cho các hợp tác xã xuất khẩu nông sản nếu đầu tư cơ sở xử lý nhiệt ngay tại Bình Thuận.

vuon-thanh-long-global-gap-cua-hop-tac-xa-thanh-long-thuan-tien-anh-n.-lan-6-.jpg
Vườn thanh long của HTX thanh long Thuận Tiến. Ảnh: N.Lân

0,7 USD/kg để xử lý nhiệt

Xử lý nhiệt bằng hơi nước là một phương pháp quan trọng trong ngành xuất khẩu trái cây, đặc biệt là đối với các loại trái cây nhiệt đới như thanh long, xoài… Với không khí bão hòa hơi nước làm nóng trái cây, giúp diệt trứng, ấu trùng côn trùng, tiêu diệt các mầm bệnh. Đồng thời, giúp bảo vệ chất lượng trái cây trong suốt quá trình vận chuyển, kéo dài thời gian bảo quản và giữ nguyên chất lượng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì lý do này, xử lý nhiệt trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các loại trái cây xuất khẩu sang các thị trường có tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác.

Tại Bình Thuận, những hợp tác xã xuất khẩu thanh long sang các thị trường có tiêu chuẩn cao hiện nay đều phải vận chuyển trái cây từ Bình Thuận vào TP.HCM để tiến hành xử lý nhiệt. Chi phí cho mỗi kg thanh long xử lý nhiệt khoảng 0,7 USD. Mỗi container thanh long chứa khoảng 880 kg sẽ tốn khoảng 616 USD chỉ riêng cho việc xử lý nhiệt, chưa tính các khoản chi phí đóng gói. Giả sử là 20 tấn (20.000 đồng/kg), thì chi phí cho việc xử lý nhiệt tại TP.HCM sẽ lên tới 14.000 USD mỗi tháng (20.000 kg x 0,7 USD/kg). Nếu mỗi tháng xuất khẩu hàng chục tấn trái cây (thanh long, xoài, sầu riêng…), thì theo phép tính nhân cho số lượng, số tháng thì sẽ ra được số tiền xử lý nhiệt trong năm.

so-che-thanh-long-xuat-khau-o-hop-tac-xa-thanh-long-thuan-tien-anh-n.-lan-6-.jpg
Sơ chế thanh long tại HTX thanh long Thuận Tiến. Ảnh: N.Lân

Ông Trần Đình Trung - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Thanh long Thuận Tiến cho biết: “Mỗi tháng, HTX Thanh long Thuận Tiến xuất khẩu lượng lớn thanh long sang thị trường các nước. Bình Thuận không có cơ sở xử lý nhiệt, nên thanh long xuất khẩu phải đưa vào TP. Hồ Chí Minh để xử lý nhiệt. Vì vậy, chi phí xử lý, chi phí khác sẽ tăng lên ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về. Hơn thế nữa, địa phương mất đi nguồn thu đáng kể và câu chuyện giải quyết việc làm. Chúng tôi mong muốn có cơ sở xử lý nhiệt cho nông sản tại Bình Thuận”.

Sớm đầu tư cơ sở xử lý nhiệt

Đầu tư cơ sở xử lý nhiệt bằng hơi nước tại Bình Thuận thì những trái cây xuất khẩu được xử lý nhiệt ngày tại chỗ càng sớm, sẽ giảm hao hụt số lượng. Thanh long, xoài… được bảo vệ khỏi sự phát triển của mầm bệnh, vi khuẩn và côn trùng. Để đạt hiệu quả tối ưu, kết hợp xử lý nhiệt với các phương pháp bảo quản khác như kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và đóng gói đúng cách. Thanh long, xoài… sẽ có khả năng chịu đựng được khi gặp phải điều kiện vận chuyển khắc nghiệt như thay đổi nhiệt độ, độ ẩm; cũng như quá trình vận chuyển dài ngày, đặc biệt khi xuất khẩu sang các thị trường xa xôi như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia châu Âu.

Một khi có cơ sở xử lý nhiệt hơi nước tại Bình Thuận, không chỉ xử lý các nông sản trong tỉnh mà còn xử lý nhiệt cho nông sản cuả các tỉnh lân cận. Bởi Bình Thuận có vị trí và hệ thống giao thông kết nối các tỉnh lận cận khá thuận tiện, giúp việc vận chuyển nông sản từ các tỉnh này đến cơ sở xử lý nhiệt tại Bình Thuận sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở xử lý nhiệt sẽ tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ cao cho ngành nông sản tại Bình Thuận sẽ gặp khó khăn về vốn.

Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp khả thi là các hợp tác xã hoặc nhóm nông dân có thể chung tay đầu tư, giúp chia sẻ chi phí đầu tư ban đầu và giảm gánh nặng tài chính. Đồng thời, phối hợp với các quỹ tín dụng, ngân hàng để hỗ trợ các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp để tiếp cận công nghệ xử lý nhiệt hơi nước hiện đại. Hoặc kêu gọi cá nhân, tổ chức đầu tư cơ sở này vào Bình Thuận… Khi cơ sở hạ tầng công nghệ xử lý nhiệt hơi nước được đầu tư tại Bình Thuận, triển vọng không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản mà còn tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống cho người nông dân, giải quyết việc làm và thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

TRANG MINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Phát triển kinh tế tập thể ở miền núi - nhìn từ Đức Linh, Tánh Linh
BTO-Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể (KTTT), 2 huyện: Đức Linh, Tánh Linh đã có những bước tiến đáng kể khi xây dựng được nhiều mô hình KTTT. Những mô hình này đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội địa phương, song trước yêu cầu ngày càng cao, để phát huy hơn nữa vai trò KTTT, hợp tác xã (HTX) vẫn còn nhiều việc phải làm…
Nổi bật
Đa dạng sản phẩm từ trái thanh long
Bình Thuận được xem là vùng trồng chuyên canh cây thanh long lớn nhất của cả nước với diện tích hiện có gần 27.000 ha, đạt sản lượng khoảng 460.000 tấn/năm. Ngoài tập trung tiêu thụ trái tươi thông qua thị trường nội địa và xuất khẩu, loại trái cây lợi thế này còn được địa phương quan tâm khuyến khích hướng tới chế biến đa dạng sản phẩm từ thanh long…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đầu tư xử lý nhiệt tại chỗ mở ra triển vọng với xuất khẩu nông sản