Đồng bào Chăm xã Phan Hiệp cúng tại đền thờ công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Đỗ Thành Danh |
Đền thờ công chúa Bàn Tranh hiện nay là một trong số hơn 30 di tích lịch sử văn hóa của huyện đảo. Điều đáng nói, mặc dù các dữ liệu mang tính lịch sử của đền thờ chưa được điều tra, nghiên cứu, tổng hợp nhiều, nhưng ở góc độ dân tộc học thì đền thờ công chúa Bàn Tranh rất có ý nghĩa trong việc vẽ nên bức tranh phong phú về đời sống, về sự thiên di của người Chăm trong nhiều thế kỷ qua, cũng như khẳng định người Chăm từng sống trên đảo (cách đây hơn 30 năm, nhiều người Phú Quý còn dệt vải bằng sợi bông địa phương bằng khung cửi của người Chăm. Nhiều người vẫn mặc váy, mang gùi khi đi rẫy). Từ góc độ dân tộc học, nếu biết khai thác tốt, Phú Quý có thể mở tour du lịch văn hóa - tín ngưỡng dân gian: Thăm đảo Phú Quý - viếng đền thờ công chúa Bàn Tranh - viếng đền thờ thầy Sài Nại… Tại mỗi đền thờ, bên cạnh yếu tố văn hóa - lịch sử của địa phương thì huyền sử về các vị thần nếu khai thác tốt sẽ ít nhiều giữ chân du khách. Đặc biệt với đồng bào Chăm hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận thì đây là một tour du lịch về nguồn cần đi.
Phú Quý