Theo dõi trên

Dư nợ tín dụng tăng cao

07/07/2022, 04:53

Đến ngày 30/6/2022, vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 56.286 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm.

Đến ngày 30/6/2022, vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 56.286 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 75.678 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 2,89%). Trong đó, dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 74.068 tỷ đồng, chiếm 98,4% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 44.662 tỷ đồng, chiếm 59,4% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: Lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm, chiếm khoảng 3,5% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm, chiếm khoảng 6,7% tổng dư nợ, lãi suất từ 7-9%/năm, chiếm 32,6% tổng dư nợ; lãi suất từ 9 - 12%/năm, chiếm khoảng 53,2% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm, chiếm khoảng 4% tổng dư nợ.

20220628_142900.jpg
Người dân vay vốn tại Agrbank La Gi.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mặc dù giá xăng dầu tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trên biểu đồ dư nợ 6 tháng đầu năm tăng đáng kể so với 2 năm trước chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam nói chung trong đó có Bình Thuận đã phục hồi. Để có nhận định này nhiều chuyên gia phân tích ngoài những nguyên nhân khác, nguyên nhân chính dễ nhận thấy là khi các doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị xây dựng... có đơn đặt hàng từ các đơn vị, cá nhân khác thì doanh nghiệp mới vay vốn để đầu tư vào sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu đơn đặt hàng. Từ đây nguồn dư nợ của các ngân hàng tăng so với khoảng thời gian trước đó. Mặt khác, khi sản xuất phục hồi, nhất là sau thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid- 19 sẽ tăng giá trị cho nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực...

Ở Bình Thuận, 6 tháng đầu năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trên 5%, một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước như chỉ số sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 19.700 tỷ đồng, ước tăng khoảng 11,34% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng vụ hè thu tăng gấp 6,2 lần so với cùng kỳ năm trước; sản lượng khai thác thủy sản và nuôi trồng tăng đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng trên 12% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt và nhập cũng tăng so với cùng kỳ năm trước… Dù một số chỉ tiêu của nền kinh tế tăng nhưng Bình Thuận vẫn còn những khó khăn nên các ngành, các cấp đang nỗ lực thực hiện những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất - kinh doanh…

TRẦN THI


(0) Bình luận
Bài liên quan
Sản xuất - kinh doanh: Doanh nghiệp lạc quan sau đại dịch…
Với những dấu hiệu phục hồi tích cực sau đại dịch Covid - 19, bức tranh kinh tế Bình Thuận qua nửa đầu năm 2022 đã thể hiện gam màu sáng cùng với sự lạc quan của doanh nghiệp khi nhìn về phía trước…
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dư nợ tín dụng tăng cao