Theo dõi trên

Giá dông tăng - có nên tăng đàn?

20/12/2018, 09:15

BT- 1. Con dông ở vùng đồi cát như xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết), Hòa Thắng (Bắc Bình) sinh sống hoang dã. Sau thời gian dài khai thác, lượng dông tự nhiên giảm hẳn, người dân đưa về nuôi trong môi trường nhân tạo, được thị trường ưa chuộng, trở thành món đặc sản của xứ cát biển. Tuy nhiên, với hộ mới bắt đầu nuôi chưa có kinh nghiệm làm chuồng, dẫn đến thất thoát số lượng đàn. Chẳng hạn, một số hộ thiết kế đáy chuồng không lót bạt, dông đào hang chui đi. Để tránh con dông đào hang thoát ra ngoài, một số hộ lót bạt hoặc dưới nền đổ một lớp xi măng mỏng, nhưng không đảm bảo việc rút nước nhanh khi mưa đến làm chuồng bị ngập úng, dông chết… Theo thời gian, người nuôi rút kinh nghiệm và nhận thấy nuôi dông rất dễ,  bởi nguồn thức ăn phong phú tận dụng nguồn phế phẩm như bông sò đo, rau muống biển, chùm ngây, đọt chổi chà…, ít tốn công chăm sóc tận dụng thời gian nông nhàn. Mặc dù nuôi dông không phải nghề chính với nhiều hộ, nhưng giúp người dân mang lại nguồn lợi nhuận khá (do nhu...

                
Chuồng nuôi dông của bà Huỳnh Thị Lý (thôn    Hồng Chính, Hòa Thắng).

 Cụ thể, trước thời điểm năm 2017 xã Hòa Thắng có khoảng 139 hộ nuôi dông, tương ứng 48 ha, tập trung tại thôn Hồng Lâm, Hồng Chính. Tương tự, toàn xã Thiện Nghiệp có 75 hộ nuôi dông trên diện tích 18,5 ha. Không riêng gì Bình Thuận, mà một số tỉnh khác cũng phát triển mô hình nuôi dông. Đến thời điểm bán dông, thị trường tiêu thụ không có nên thương lái không mua, dù giá hạ thấp còn 300.000 đồng/kg. Thỉnh thoảng, người nuôi bán vài kg cho quán nhậu. Trong khi đó, tiền đầu tư nhiều nhưng thu lại kém khiến người nuôi lỗ nặng, đành tháo dỡ chuồng trại, bỏ nghề. Vì thế, năm 2018, toàn xã Hòa Thắng chỉ còn hơn 50 hộ nuôi với diện tích gần 10 ha, giảm 81% so các năm trước đó. Trung bình, mỗi hộ nuôi với diện tích 400 - 700 m2. Và xã Thiện Nghiệp có khoảng 17 hộ nuôi trên diện tích 8 ha.

2. Ông Võ Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Thắng, nhận định: Con dông khu Lê đã có thương hiệu, logo, nhưng nghề nuôi chưa phát triển, bởi thị trường đầu ra chưa ổn định. Những hộ đầu tư diện tích lớn trước đây từ 1 ha trở lên phải bỏ nghề, nay, chỉ còn những hộ nuôi quy mô nhỏ vài trăm m2. Từ đầu năm 2018 đến nay, giá dông cao mức ổn định 550.000 - 600.000 đồng/kg, nhưng thương lái vẫn lùng mua.

Với hơn 12 năm nuôi dông, tổng diện tích nuôi luôn ổn định 700 m2 chia làm 3 chuồng nuôi, tận dụng thức ăn tại chỗ… lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí khi giá dông xuống thấp. Năm nay, giá dông cao, có lúc hút hàng thương lái thu 650.000 đồng/kg, nhưng không có dông cung cấp - bà Huỳnh Thị Lý (thôn Hồng Chính, Hòa Thắng) chia sẻ.

Từ những thông tin trên cho thấy nghề nuôi dông “thăng trầm”, đang còn trong vòng lẩn quẩn. Một khi diện tích, số lượng đàn dông tăng, thì giá xuống thấp. Đến nay, giá dông thương phẩm tăng, thì diện tích và số lượng đàn đã giảm. Rút kinh nghiệm từ thực tế thị trường, với giá dông tăng cao như hiện nay, người dân cẩn thận khi mở rộng diện tích và tăng đàn tại thời điểm này và trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chính quyền cần phải định hướng diện tích nuôi, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm, kêu gọi đầu tư chế biến sản phẩm từ thịt dông, tạo chuỗi giá trị khép kín. Có như vậy, nghề nuôi dông mới phát triển bền vững…

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Những năm qua, tỉnh Bình Thuận đã chú trọng triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) nhằm góp phần tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Cùng với đó, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về công tác này ngày càng được nâng cao, nhất là trong việc thực hiện “Chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá dông tăng - có nên tăng đàn?