HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trang trại đã xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải
8 tháng trước Bạn đọc
Cử tri xã Hàm Phú, Hàm Thuận Bắc đã kiến nghị các ngành chức năng huyện kiểm tra, xử lý Trang trại chăn nuôi heo của Công ty Nhật Hùng Phát Hai tại xã Hàm Phú đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và sớm có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường xung quanh.
  • Nhiều cụm công nghiệp thiếu hệ thống xử lý nước thải
    5 năm trước Kinh tế
    BTO - Toàn tỉnh có 19 cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động, thu hút 115 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà máy, giải quyết làm cho hơn 7.000 lao động tại địa phương. Tuy nhiên phần lớn CCN trong số đó chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu hút một số ngành nghề không phù hợp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phát sinh khí thải, mùi hôi chưa xử lý kịp thời, gây bức xúc với người dân trong khu vực.
  • Cần nhanh chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải
    6 năm trước Ý kiến bạn đọc
    BT- Một số cử tri ở xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc) phản ánh: Từ tháng 7/2017 đến nay, Công ty TNHH Việt Hoàng đã đưa trang trại chăn nuôi heo vào hoạt động, nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất, chăn nuôi gia súc của các hộ dân trong khu vực. Đề nghị các ngành chức năng huyện, tỉnh có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường của trang trại chăn nuôi heo.
  • Hầu hết các cụm công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung
    6 năm trước Kinh tế
    BT-Toàn tỉnh hiện có 21 cụm công nghiệp (CCN) được thành lập, trong đó 19 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút trên 115 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà máy, giải quyết làm cho hơn 7.350 lao động tại địa phương. Tuy nhiên 18 CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu hút một số ngành nghề không phù hợp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phát sinh khí thải, mùi hôi chưa được xử lý kịp thời.
  • 18 cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
    6 năm trước Kinh tế
    BTO- Toàn tỉnh hiện có 21 cụm công nghiệp được thành lập, trong đó 19 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút trên 115 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà máy, giải quyết làm cho hơn 7.350 lao động tại địa phương. Tuy nhiên 18 cụm công nghiệp trong số này chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu hút một số ngành nghề không phù hợp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phát sinh khí thải, mùi hôi không được xử lý kịp thời. Điển hình như các cơ sở chế biến bột cá trong Cụm công nghiệp chế biến nước mắm Phú Hài, chế biến hải sản trong Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Nam Cảng cá Phan Thiết… Trong khi đó, nguồn ngân sách tỉnh và chủ đầu tư bố trí cho các công trình xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng cụm công nghiệp còn hạn hẹp; nên việc triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp hiện nay còn chậm. Ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND  tỉnh cho hay, UBND tỉnh đang kiến nghị Trung ương ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp,...
  • Bố trí vốn sửa chữa hệ thống xử lý nước thải tập trung
    6 năm trước Đời sống
    BT- Qua kiểm tra thực tế và làm việc với UBND thành phố Phan Thiết mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Nam đề nghị thành phố bổ sung nguồn vốn sự nghiệp môi trường khoảng 600 triệu đồng trình HĐND cùng cấp xem xét, sửa chữa các hạng mục hư hỏng của hệ thống xử lý nước thải Nhà máy xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp chế biến hải sản Phú Hài, đảm bảo hoạt động đồng bộ, nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn cho phép. Cùng với đó, đơn vị chủ quản của cụm công nghiệp này là Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp thành phố Phan Thiết giám sát chặt chẽ hoạt động xả nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp, cở sở chế biến hải sản vào hệ thống thu gom nước thải tập trung để xử lý; cũng như đóng phí xả thải theo quy định.
  • Công ty đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải
    7 năm trước Ý kiến bạn đọc
    BT- Cử tri xã Hồng Liêm, Hàm Thuận Bắc phản ánh: Đầu năm 2017, Công ty TNHH XKNS Nguyên Thuận đã đưa cơ sở thu mua thanh long vào hoạt động, nhưng chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra ngoài môi trường, bốc mùi hôi thối gây bức xúc trong nhân dân.
  • Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
    7 năm trước Ý kiến bạn đọc
    BT- Mấy năm gần đây, rác thải phát sinh từ các hộ buôn bán, kinh doanh trong chợ Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc ngày càng nhiều, được thu gom tập kết tại bãi trung chuyển rác để vận chuyển đến bãi rác tập trung xử lý. Nhưng bãi tập kết rác nằm sát khu vực chợ, nước thải chảy ra các hố ga, gây mùi hôi thối khó chịu, ruồi muỗi phát sinh nhiều, làm cho các hộ dân sinh sống xung quanh bức xúc.
  • Sớm xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Mũi Né  
    7 năm trước Đời sống
    BT- Lâu nay, hàng trăm cơ sở du lịch Bình Thuận tập trung dọc các khu vực ven biển nhưng lại thiếu nguồn nước mặt. Nước phục vụ dịch vụ du lịch ở đây chủ yếu khai thác dưới mặt đất như các khu du lịch ở: Tiến Thành, Thuận Quý, Long Sơn – Suối Nước, kể cả Hàm Tiến - Mũi Né của TP. Phan Thiết… Việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm có dấu hiệu suy thoái, cạn kiệt, nhiễm bẩn, xâm nhập mặn. Trong khi đó, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung tại các khu vực du lịch ven biển chưa được tỉnh đầu tư xây dựng; nước thải sau xử lý của cơ sở du lịch, kể cả những hộ gia đình ở những địa điểm trên chưa qua xử lý không có nguồn tiếp nhận, chủ yếu cho tự thấm qua hố ga và tái sử dụng tưới cây trồng. Ngay như Resort Sài Gòn - Suối Nhum (Thuận Quý, Hàm Thuận Nam) có giấy phép xả nước thải qua xử lý vào nguồn nước biển, nhưng vẫn sử dụng tưới cây. Việc này lâu dài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước dưới mặt đất. Một số cơ sở khác sử dụng nguồn nước còn lãng phí, chưa có giải pháp bảo vệ nguồn...
  • Sớm xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Mũi Né
    7 năm trước Xã hội
    BTO- Chủ tịch UBND phường Mũi Né Nguyễn Thị Huỳnh Hoa cho biết, thương hiệu du lịch Mũi Né mang tầm cỡ quốc gia, tập trung hơn 70 cơ sở du lịch cao cấp; Nhưng tình trạng nước thải sau xử lý xả trực tiếp ra biển, gây mất mỹ quan bãi biển. Cùng với đó, cơ sở kinh doanh loại hình này nằm phía đồi ven đường Nguyễn Đình Chiểu xử lý nước thải qua hố gas thẩm thấu xuống đất. Ngoài ra, gần 100 cơ sở chế biến cá cơm, hải sản trên địa bàn phường Mũi Né cũng xả nước thải bằng hình thức tự thấm này, không đảm bảo vệ sinh môi trường về lâu dài. Chủ tịch phường Mũi Né thông qua UBND TP Phan Thiết, kiến nghị UBND tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống hệ thống xử lý nước thải tập trung tại trung tâm du lịch Mũi Né cho các resort, khu du lịch ven biển đấu nối vào, đồng thời gom nước thải kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt ở địa phương xử lý. Tỉnh cũng cần nâng cấp nhà máy nước sạch ở đây, cung cấp cho người dân; bởi toàn phường mới có 35% tổng số hộ dân sử dụng nguồn nước máy; đầu tư xây dựng cụm chế biến...
  • Chợ Phan Thiết: Hệ thống xử lý nước thải bị sự cố, nước thải tràn ra đường gây ô nhiễm môi trường
    8 năm trước Đời sống
    BTO- Hệ thống xử lý nước thải chợ Phan Thiết nằm ở vị trí góc đường Đinh Tiên Hoàng – Lý Tự Trọng thuộc phường Đức Nghĩa (Phan Thiết). Xung quanh nhà xử lý nước thải có nhiều kiốt, nhà dân bán các mặt hàng hải sản, thực phẩm và hàng ngày chợ nông thôn họp trên đường Đinh Tiên Hoàng.
  • Khu chế biến thủy sản có mùi Rừng Đạo:  Sớm xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung  
    8 năm trước Kinh tế
    BT - Tại khu chế biến thủy sản có mùi tập trung Rừng Đạo (Phú Lạc, huyện Tuy Phong) đã đầu tư kinh phí hơn 5 tỷ đồng thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, san nền, hạ điện lưới, kết nối nước sinh hoạt, sản xuất từ cuối năm vừa qua. Khu chế biến thu hút 17 cơ sở chế biến cá hấp ở xóm Cồn, xã Phước Thể chuyển lên. Tuy nhiên do chưa có kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và việc xử lý chỉ mang giải pháp tạm thời là vận chuyển nước thải từ khu vực này đến bãi rác tập trung của huyện ở xã Phong Phú. Trong quá trình hoạt động của các cơ sở chế biến cá hấp không đồng bộ nên xảy ra ô nhiễm môi trường. Bởi một số chủ cơ sở không thực hiện việc xử lý nước thải đúng quy định; có trường hợp xả thải trực tiếp vào các kênh mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân, HTX trong khu vực nên gây bức xúc trong nông dân, xã viên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO