Hội nghị Thượng đỉnh Nga-châu Phi: Kế hoạch nâng tầm ảnh hưởng
31/07/2023, 16:03
Việc tăng cường quan hệ với lục địa có 1,3 tỷ dân đang ngày càng quyết đoán trên trường quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi ích trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây o ép bởi hàng chục nghìn lệnh trừng phạt.
Kỳ vọng của Moscow vào châu Phi
Trước hết Nga kỳ vọng thực hiện bước đi "ngoại giao ngũ cốc" với tuyên bố đầy thiện chí là sẵn sàng cung cấp ngũ cốc miễn phí cho các quốc gia nghèo ở châu Phi. Nga hiểu rằng, đến với hội nghị thượng đỉnh lần này, lãnh đạo các nước châu Phi đều nhận thức rõ tác động của an ninh lương thực đối với ổn định chính trị, nên rất cần phân bón và ngũ cốc của Nga. Với "ngoại giao ngũ cốc", Nga sẽ củng cố uy tín của mình ở châu Phi, đồng thời tạo lợi thế trong mối quan hệ với các nước này. Nguồn cung lương thực của Nga được gửi đến các nước châu Phi đang tăng lên: nếu năm 2022 là 11,5 triệu tấn ngũ cốc, thì trong 6 tháng đầu năm 2023, con số này là gần 10 triệu tấn.
Tổng thống Putin trong một lần gặp gỡ với các nhà lãnh đạo châu Phi trước đây. Ảnh: Sputnik.
Về thương mại, Nga muốn tăng cường hợp tác với các quốc gia châu Phi nhằm duy trì lợi ích kinh tế chung và bảo vệ lục địa này khỏi các lệnh trừng phạt đơn phương bằng cách giảm ưu thế của đồng USD và chuyển sang các loại tiền tệ khác trong giao dịch. Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, Nga và châu Phi đã thống nhất chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch thương mại. Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2022 là 18 tỷ USD và con số này được dự báo có thể vượt 40 tỷ USD trong năm nay. Mặc dù chỉ số này đang là rất thấp so với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ, nhưng đây được xem là thị trường rất có tiềm năng với giới doanh nghiệp Nga.
Cùng với bước đi “ngoại giao ngũ cốc” và tăng cường hợp tác thương mại, Nga kỳ vọng vào sự hợp tác với các nước châu Phi trong lĩnh vực an ninh. Điều mà các nước châu Phi mong muốn đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần này là một thỏa thuận an ninh với Nga, không bao gồm các nhà thầu quân sự tư nhân như lực lượng Wagner. Bởi vậy, Nga đã trấn an các nước châu Phi sau cuộc nổi loạn hồi tháng 6 của tập đoàn an ninh quân sự này, rằng hợp đồng của Wagner ở những nước này sẽ được duy trì. Hiện tại, Sudan, Mali và các nước khác đã ký hợp đồng bảo đảm an ninh với lực lượng Wagner. Chúng ta đều biết, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, liên minh phương Tây đã gia tăng áp lực đáng kể lên các nước châu Phi - thông qua các mối đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt, chấm dứt viện trợ tài chính và nhân đạo. Bởi vậy, tập đoàn an ninh tư nhân Nga Wagner đã triển khai lực lượng tại lục địa này nhằm thực hiện việc chống lại quân nổi dậy ở Mali và Trung Phi. Điều này cũng giúp Nga gia tăng ảnh hưởng.
Có thể thấy, đối với châu Phi, Nga hiện là đối tác được lựa chọn và được đón nhận nồng nhiệt hơn so với phương Tây, thậm chí cả Trung Quốc, bởi vậy, Nga đã tận dụng lợi thế này để đưa ra những sáng kiến và cam kết tại hội nghị thượng đỉnh lần này để tăng cường sự hợp tác với các nước châu Phi.
Toàn cảnh phiên họp toàn thể Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở thành phố St. Petersburg, ngày 28/7
Điều châu Phi quan tâm nhất
Không khó để nhận ra rằng, trước những biến đổi mạnh mẽ của tình hình địa chính trị thế giới và nhất là sau hàng loạt biến động lớn có tầm ảnh hưởng toàn cầu như đại dịch Covdi-19 và xung đột Nga-Ukraine, các nước châu Phi nhận ra rằng việc đảm bảo các dạng thức an ninh, gồm an ninh truyền thống, an ninh kinh tế, an ninh năng lượng và an ninh lương thực, cần được ưu tiên thúc đẩy hơn bao giờ hết. Và để đạt được mục tiêu đảm bảo các dạng thức an ninh này, việc trông chờ hay phụ thuộc vào một hay một nhóm đối tác là không còn hợp lý nữa. Do đó, cần đa dạng các đối tác tiềm năng có thể giúp đạt mục tiêu này. Có nghĩa là cần tranh thủ khai thác và không nên bỏ qua bất kỳ đối tác nào có thể giúp châu Phi vượt qua hàng loạt khó khăn trước mắt về cả an ninh, kinh tế, lương thực, năng lượng...
Trong khi đó, dù chịu nhiều áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin vẫn là một nền kinh tế mạnh của thế giới, bên cạnh vị thế địa chính trị đã được khẳng định từ nhiều thập niên qua. Với các nước châu Phi gặp nhiều khó khăn về kinh tế và bất ổn về an ninh, những cam kết hào phóng về đầu tư, thương mại, viện trợ tài chính và lương thực, khả năng cung cấp vũ khí hiện đại dồi dào với giá cả cạnh tranh, cùng sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ từ Moscow, thực sự là rất hấp dẫn, khó có thể bỏ qua.
Có thể nói rằng Nga chính là đối tác có thể mang lại nhiều lợi ích thực tế cả về chính trị, ngoại giao, an ninh-quốc phòng, thương mại-đầu tư, năng lượng, lương thực, vật tư nông nghiệp... cho các nước châu Phi, phù hợp với nhu cầu và cũng là mong muốn của châu lục đen trong giai đoạn hiện nay là cân bằng quan hệ với các cường quốc để phục vụ các lợi ích thiết thân của mình.
Tiếng nói chung giữa Nga và châu Phi
Ngày 28/7, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và lãnh đạo các nước châu Tổng Phi đã thông qua tuyên bố cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ 2 và kế hoạch hành động chung của hai bên đến năm 2026. Tuyên bố của hội nghị xác định hai bên sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 năm 1 lần và tổ chức thường niên hội nghị nghị viện quốc tế.
Tuyên bố hoan nghênh quyết tâm của Nga trong việc tiếp tục giúp đỡ các nước châu Phi đảm bảo lương thực, phân bón và các nguồn năng lượng; cũng như trong việc thực hiện các dự án thúc đẩy phát triển quốc tế.
Có khá nhiều tiếng nói chung giữa 2 bên được đưa ra trong Tuyên bố chung này. Theo đó, trong khuôn khổ hợp tác, các bên thống nhất 74 điểm nghĩa vụ, trong đó có cơ chế “đối tác đối thoại” về chính trị, kinh tế và khoa học. Hai bên cũng thống nhất chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch thương mại.
Hai bên cũng nhất trí ngăn chặn chạy đua vũ trang trên vũ trụ, hợp tác đảm bảo an ninh thông tin quốc tế và tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố.
Đặc biệt, Tổng thống Putin đã thể hiện rõ với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng ông sẵn sàng đối thoại về vấn đề Ukraine. Còn ông Azali Assoumani - Chủ tịch Liên minh châu Phi khẳng định Liên minh châu Phi sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Nga - Ukraine và sẽ tìm cách thuyết phục Ukraine.
Thách thức trong hợp tác Nga - châu Phi
Qua diễn biến thực tế tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai cũng như hàng loạt động thái của cả hai bên thời gian qua, có thể thấy rằng cả Nga và châu Phi đều có mong muốn và nhu cầu hợp tác với nhau để đạt được các lợi ích của mỗi bên. Hai bên cũng đã đề ra nhiều giải pháp tổng thể lẫn chi tiết để thúc đẩy mối quan hệ này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc đưa mối quan hệ Nga-châu Phi có thể đạt được tiến triển tốt đẹp và mang lại lợi ích như kỳ vọng cho cả hai bên, là rất thách thức.
Với nước Nga, thách thức lớn nhất là sự hạn chế về nguồn lực tài chính-kinh tế, vốn là một trong những điều mong chờ lớn nhất từ các đối tác châu Phi. Dù đã bảo vệ thành công nền kinh tế trong gần một năm rưỡi qua trước hàng nghìn biện pháp cấm vận chưa từng có của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nước Nga cũng chịu nhiều tổn thất đáng kể về kinh tế dù con số chính xác chưa được khẳng định. Điều đó khiến cho khả năng tập trung nguồn lực tài chính lớn để thực hiện đầu tư và hỗ trợ cho các quốc gia châu Phi trong ngắn và trung hạn, là thử thách lớnvới Moscow.
Còn với các quốc gia châu Phi, thách thức lớn nhất trong nỗ lực xích lại gần hơn với nước Nga là áp lực liên quan đến việc cân bằng quan hệ giữa châu lục này với Nga và phương Tây cùng các đồng minh của phương Tây. Là những nền kinh tế thực dụng, các nước châu Phi khó lòng có thể hy sinh những lợi ích kinh tế và ngoại giao to lớn mà phương Tây cùng các đồng minh của phương Tây mang lại, để kết thân với Nga.
Bên cạnh đó, sự thiếu ổn định về chính trị-xã hội tại nhiều quốc gia châu Phi, cũng có thể tạo ra những thay đổi trong chính sách đối ngoại liên quan đến định hướng hợp tác với Nga theo kịch bản mà Moscow không hề mong muốn.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Bình Thuận.
Mỹ tỏ ý tăng cường hợp tác ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc khi lãnh đạo 3 nước gặp nhau vào tháng tới. Động thái này nhằm giải quyết mối đe dọa liên tục từ Triều Tiên.
BTO-Chiều 31/3, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tổ chức họp trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước để đánh giá tình hình triển khai và chuẩn bị tổng kết các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đồng chủ trì cuộc họp.
BTO-Đêm nay và ngày mai, khu vực Bình Thuận chịu ảnh hưởng của rìa xa phía nam áp cao lạnh lục địa tăng cường. Trường gió Đông Bắc có cường độ trung bình đến mạnh.
Hơn 72 giờ sau trận động đất tại Myanmar, Phó Thống đốc Bangkok Tavida Kamolvej cho biết lực lượng cứu hộ đang khẩn trương tìm cách tiếp cận khu vực phát hiện có dấu hiệu của sự sống.
Nhằm đảm bảo an toàn lưới điện và phòng chống cháy nổ trong mùa khô, Công ty Thủy điện Đại Ninh đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm kiểm soát nguy cơ cháy nổ, bảo vệ môi trường và hệ thống công trình thủy điện.
BTO-Chiều 31/3, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tổ chức họp trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước để đánh giá tình hình triển khai và chuẩn bị tổng kết các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025....
Jakub Mensik đã giành thắng lợi trước “thần tượng” Djokovic để đoạt chức vô địch Miami Open 2025. Dù trước một Nole chưa thua bất cứ một sét nào trước khi đi tới trận chung kết, song sự “lì lợm” cộng với sức trẻ của mình, Mensik...
Kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2025): Tiếp thêm sức mạnh cho ngư dân bám biển làm giàu; Đảo Đá Đông - mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc giữa biển khơi; Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân; Hướng...
Năm 1983, Trường phổ thông cơ sở (cấp I, II) Hòa Minh (Tuy Phong) được thành lập. Những ngày đầu, trường gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn. Bởi Hòa Minh vốn là xã kinh tế còn nghèo, người dân phần lớn làm nghề nông, đời sống gặp nhiều...
Thời gian qua, một số chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ nông dân đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, giúp hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, tạo việc làm. Qua đó,...
Ngay từ những tháng đầu năm 2025, tỉnh đã triển khai quyết liệt việc giải ngân vốn đầu tư công nhằm đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.
Các dự án Nhà máy nhiệt điện khí và Kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ đang được thúc đẩy tiến độ triển khai. Qua đó góp phần sớm đưa Bình Thuận trở thành một trong những trung tâm năng lượng xanh của cả nước…
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, các phương thức gian lận cũng trở nên tinh vi hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Mới đây, việc phát hiện giấy ra viện giả tại một số bệnh viện công lập làm dấy lên mối lo ngại ảnh hưởng...
Trải qua 66 năm hình thành và phát triển, ngành thủy sản cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng từng bước vươn lên và khẳng định vị thế quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam là quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số, đặc biệt là việc kiểm soát tốc độ tăng dân số và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2006 đến năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đối mặt với thách thức mức sinh giảm,...
Những điểm đảo xa của Tổ quốc ở Trường Sa từ lâu đã trở thành những cái tên thật gần gũi, thân thương, trở thành niềm tin của đất liền. Trên những hòn đảo này, ngày đêm đang có những người con trung kiên, vững chắc tay súng bảo vệ biển,...
Thực hiện phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến thời điểm này Hàm Thuận Bắc là một trong các địa phương có số lượng thực hiện việc xây, sửa nhà cho người có công cao và là địa phương đầu tiên thực hiện 100% căn nhà cho hộ nghèo,...
Trong cuộc sống hiện đại, khi các phương tiện cá nhân và tài sản cá nhân ngày càng trở nên phổ biến, thì việc bảo vệ tài sản cũng trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít người dân vẫn còn thói quen chủ...
Khác hẳn với xưa kia, phụ nữ chủ yếu làm nội trợ và phụ thuộc vào chồng, thì xã hội hiện đại số đông chị em chủ động, tự lực phát triển kinh tế, nâng cao mức sống. Đồng hành cùng hội viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Phan Thiết...