Theo dõi trên

Hơn một nửa số người xin tị nạn ở Đức không có trong cơ sở dữ liệu của EU

05/01/2022, 08:31

Dữ liệu cho thấy, trong năm 2021, thông tin của hơn 35.000 người xin tị nạn ở Đức đã không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của Eurodac, một hệ thống xác định những người xin tị nạn của châu Âu.

Theo dữ liệu từ Văn phòng Liên bang về Người tị nạn và Di cư của Đức, hơn một nửa số người xin tị nạn ở nước này không có trong cơ sở dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm cả thông tin về quốc gia mà những người này đã nhập cảnh đầu tiên khi đến EU. Điều này khiến Đức không thể trục xuất hàng chục nghìn người di cư bất hợp pháp.

Dữ liệu cho thấy, trong năm 2021, thông tin của hơn 35.000 người xin tị nạn ở Đức đã không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của Eurodac, một hệ thống xác định những người xin tị nạn của châu Âu. Nguyên nhân là do Đức không nhập thông tin người xin tị nạn theo quy định của EU. Theo quy định, tất cả các quốc gia EU bắt buộc phải nhập bất kỳ người xin tị nạn nào vào cơ sở dữ liệu Eurodac khi đến lãnh thổ của nước đó mà không cần thị thực. Cơ sở dữ liệu này được xây dựng để lưu trữ dấu vân tay của những người xin tị nạn, với mục đích ngăn chặn tình trạng một người nộp nhiều đơn xin tị nạn ở các quốc gia khác nhau.

Do không hình thành biên giới bên ngoài của EU và có nhiều người di cư bất hợp pháp vào nước này, nên việc hàng chục nghìn người tị nạn không có dữ liệu sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với Đức. Việc không đăng ký người di cư cũng đồng nghĩa Đức không thể trục xuất nhiều người xin tị nạn trở lại các nước EU khác.

Vào mùa thu năm ngoái, các nhà chức trách Đức đã phải chăm sóc bất đắc dĩ hàng nghìn người xin tị nạn mặc dù những người này đã được cấp phép bảo vệ ở Hy Lạp. Nguyên nhân là do Đức đã không quan tâm đến việc thực hiện lệnh trục xuất ngay cả đối với những người di cư về mặt lý thuyết có thể được trở về nhà. Thậm chí, nhiều người di cư sau khi bị trục xuất khỏi Đức đã quay trở lại nhiều lần mà không bị cơ quan chức năng của Đức xử lý.

Trong những năm gầy đây, số lượng người nước ngoài ở Đức trong diện bị trục xuất đã tăng lên đáng kể. Trên phạm vi toàn EU, số người tị nạn được lệnh trục xuất của EU đã lên tới gần 40% và trở thành một vấn đề nghiêm trọng của EU./.

VOV.VN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Trọng trách và lợi ích của Indonesia khi nắm giữ vai trò Chủ tịch G20 năm 2022
Từ 1/12/2021, Indonesia chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch G20 trong vòng 1 năm. Đây là niềm tự hào, đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt lên vai Indonesia trọng trách dẫn dắt thế giới cùng phục hồi bền vững trong đại dịch Covid-19.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn một nửa số người xin tị nạn ở Đức không có trong cơ sở dữ liệu của EU