Theo dõi trên

LLVT tỉnh: Xây dựng nhiều mô hình hay trong phổ biến, giáo dục pháp luật

25/11/2024, 05:04

Trên cơ sở Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 – 2027” (Đề án 1371), lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã chủ động triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng…

Ban Chỉ đạo Đề án 1371 tỉnh cho biết, song song với tuyên truyền miệng, 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tốt ứng dụng của internet và mạng xã hội: facebook, zalo, tiktok trong công tác phổ biến pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Từ năm 2021 đến nay, các trang, nhóm của tỉnh đã biên tập, chia sẻ, đăng tải gần 160.000 bài viết, 15.700 video phổ biến pháp luật, tham gia đấu tranh với 5.800 tài khoản có nội dung kích động, chống phá. Bộ CHQS tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh còn phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển 3, các sở, ngành đẩy mạnh tuyên truyền trên các chuyên trang, chuyên mục về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển đảo. Đồng thời, biểu dương các nhân tố tích cực trong chấp hành pháp luật Nhà nước, đấu tranh với các quan điểm, hành vi tiêu cực, sai trái.

z6052956281697_9dabace33d72f602bdb4f3b45df1b581.jpg
Bộ đội Biên phòng tỉnh tuyên truyền pháp luật, tặng cờ Tổ quốc và áo phao cho ngư dân.

Bên cạnh, các đơn vị còn chủ động lồng ghép các nội dung đề án với hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và mô hình “Ngày pháp luật hàng tháng trong Quân đội”. Vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú thông qua các buổi tọa đàm, tư vấn pháp luật, giải đáp vướng mắc... Cũng từ đây xuất hiện thêm mô hình hay, hiệu quả như: Mô hình “Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân”, Mỗi tuần học một điều luật (Bộ CHQS tỉnh), “Mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án”, “Tiết học biên cương” (Bộ đội Biên phòng tỉnh). Trong đồng bào dân tộc, tôn giáo cũng có nhiều mô hình đang được tiếp tục duy trì hoạt động và nhân rộng như: “Giáo xứ an toàn, đoàn kết, văn hóa”, “Chức sắc tôn giáo đảm bảo an ninh trật tự” ở huyện Hàm Thuận Bắc; “Tuyến đường văn minh đô thị trong vùng đồng bào có đạo”, “Giáo họ không có giáo dân đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài” ở thị xã La Gi; “Giáo xứ không có thanh niên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” ở huyện Đức Linh, “LLVT thành phố Phan Thiết đồng hành cùng ngư dân bám biển”…

Được biết, thực hiện Đề án 1371, đến nay toàn tỉnh đã duy trì được 6 nhóm mô hình trên các lĩnh vực: phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giúp đỡ người từng lẫm lỗi tái hòa nhập cộng đồng, sử dụng trang thiết bị để phòng chống tội phạm và nhóm mô hình nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng chống tội phạm đang được triển khai tại tất cả các xã, phường, thị trấn và 181 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục. Trong đó, có 2 mô hình nổi bật đáp ứng tốt yêu cầu trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc “Camera an ninh phòng chống tội phạm” và “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy - điểm chữa cháy công cộng”.

Có thể khẳng định, thông qua tuyên truyền vận động đã nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm chấp hành pháp luật trong nhân dân. Chỉ riêng qua vận động của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh, nhân dân đã cung cấp 180 nguồn tin liên quan đến tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, giúp lực lượng chức năng làm rõ nhiều vụ việc xảy ra, đồng thời tiến hành gọi hỏi răn đe 650 đối tượng. Theo đánh giá của ngành chức năng, không chỉ ở trên bộ, mà tình trạng vi phạm pháp luật trên biển những năm gần đây cũng giảm cả về tính chất, mức độ và số lượng. Khi được trang bị kiến thức pháp luật, ngư dân yên tâm hơn trong mỗi chuyến vươn khơi bám biển. Họ vừa phát triển kinh tế, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển, đảo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương. Đơn cử, một nhiệm vụ từng được xem là vấn đề nan giải là vận động ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, thì đến thời điểm này 100% tàu cá đang hoạt động đều đã được lắp đặt thiết bị này. Nếu như năm 2021, Bình Thuận xảy ra 4 vụ/38 lao động vi phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác hải sản, thì sang năm 2022 xảy ra 3 vụ/24 tàu cá, năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

LÊ PHÚC


(0) Bình luận
Bài liên quan
Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” tiếp tục được tổ chức trên phạm vi toàn quốc
BTO-Ngày 24/10, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Đề án tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2024-2030 và những năm tiếp theo. Trung tướng Bùi Quốc Oai, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy CSB Việt Nam chủ trì hội nghị. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Đại tá Đinh Văn Bộ, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận tham dự tại điểm cầu Vùng Cảnh sát biển 3.
Nổi bật
Ẩm thực góp phần nâng tầm du lịch
Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần “thành bại” cho ngành du lịch. Trong thời gian qua, nền ẩm thực đã góp phần nâng tầm du lịch Bình Thuận lên tầm cao mới. Phan Thiết đang chuẩn bị đưa vào hoạt động “phố ẩm thực” ở khu vực đường Nguyễn Tất Thành – Tuyên Quang – Thủ Khoa Huân là sự kiện đang được nhiều người mong đợi.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
LLVT tỉnh: Xây dựng nhiều mô hình hay trong phổ biến, giáo dục pháp luật