Theo dõi trên

Nếu tách giải phóng mặt bằng thành 1 dự án

03/12/2021, 10:22

BT- 1. Thời điểm này, tháng cuối cùng của năm 2021 chính thức bắt đầu, hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, chuyện làm sao có mặt bằng cho đẩy nhanh thi công đạt tiến độ giải ngân như đã định của từng công trình trở nên gấp gáp hơn bao giờ hết. Một phần vì tính chất của giải phóng mặt bằng (GPMB), phần khác vì năm nay ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch bệnh nên đã làm khó khăn hơn công việc này. Thường với một dự án, sau khi đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, ban quản lý dự án sẽ chuyển cấp huyện làm công tác đền bù và chuẩn bị đấu thầu chọn đơn vị thi công. Trong khi bên thi công hoàn tất các thủ tục theo quy định để chọn thời điểm khởi công dự án thì bên đền bù phải phối hợp thực hiện bàn giao đất sạch bảo đảm. Thực tế, đa số công trình rơi vào thế vừa đền bù, vừa thi công theo hướng cuốn chiếu, làm kéo dài thời gian, phát sinh thêm chi phí. Với các công trình đầu tư công mà được xếp...

Như công trình đường Hàm Kiệm – Tiến Thành, tuyến đường kết nối du lịch liên vùng giữa thị xã La Gi, huyện Hàm Thuận Nam đến Khu du lịch quốc gia Mũi Né (TP. Phan Thiết) là một ví dụ. Lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất Hàm Thuận Nam chia sẻ, tháng 3/2021, trung tâm nhận nhiệm vụ GPMB của tuyến đường này nhưng vì cũng bị áp lực thời gian GPMB kịp cho tuyến đường 719B nên đến nay mới hoàn thành kiểm kê được 46/52 hồ sơ, UBND cấp xã xét pháp lý 33/52 hồ sơ và mới giao mặt bằng được 4 ha. Mới đây, Ban quản lý Dự án và xây dựng công trình giao thông (Sở Giao thông Vận tải) xác định khoảng 2 tháng nữa sẽ thi công công trình nên ở trong thế ấy, trung tâm tự tạo cuộc đua GPMB cho chính mình, để kịp thời gian cho công trình được khởi công đúng ngày, giờ.

2. Cũng dễ hiểu cảm nhận ấy của Trung tâm Phát triển quỹ đất Hàm Thuận Nam, vì diện tích phải đền bù của tuyến đường này là 34,77 ha/76 hồ sơ trong bối cảnh khu vực này đất đang sốt giá. Trong đó, đa số thuộc huyện Hàm Thuận Nam với 25,04 ha/52 hồ sơ, còn lại 9,73 ha/24 hồ sơ thuộc TP.Phan Thiết. Điều đáng nói, lĩnh vực GPMB vốn dĩ dễ phát sinh khiếu kiện, khiếu nại nên tất cả hồ sơ đều phải triển khai theo đúng trình tự, thủ tục để hạn chế thấp nhất tình trạng vốn có.

Thi công cầu vượt đường cao tốc. Ảnh: Ngọc Lân

Tại các cuộc họp đánh giá về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2021, về tình hình đầu tư công trên địa bàn tỉnh diễn ra trong tháng 11/2021, cho thấy vướng mắc trong GPMB đang là lý do quyết định khiến hàng loạt công trình đầu tư công trên địa bàn tỉnh đều ở trạng thái giải ngân vốn chưa nhanh theo tiến độ. Đó cũng là thực trạng chung của cả nước, nên tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nên tách việc bồi thường, GPMB thành dự án độc lập tại thời điểm trước khi quyết định chủ trương đầu tư sẽ tạo thuận lợi để triển khai dự án. Đây là một giải pháp quan trọng để khắc phục sự chậm trễ trong việc thực hiện các dự án đầu tư công trong giai đoạn tới. Việc tách thành dự án riêng này cũng có nhấn mạnh trong Luật Đầu tư công, để tăng trách nhiệm cho các địa phương, không còn tình trạng đùn đẩy giữa việc chậm giải ngân do tiến hành đầu tư hay do GPMB…

Với cách làm trên, dự án đầu tư khi có vốn là có mặt bằng thực hiện ngay, tránh lãng phí nguồn vốn được phân bổ. Còn với các đơn vị làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng cũng không rơi vào cuộc chạy đua một mình khiến phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực.

Mới đây, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã trình Chính phủ, đề nghị gửi Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập để gỡ khó cho các dự án đầu tư công và các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công- tư (PPP). Theo đó, vốn cho dự án lấy từ ngân sách Trung ương hoặc địa phương thực hiện dự án. Chủ đầu tư dự án GPMB được áp dụng hình thức chỉ định thầu thực hiện các nhiệm vụ nhằm di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án... Nếu nghị quyết thí điểm được thông qua sẽ được áp dụng ngay cho các dự án đầu tư trung hạn 2021 - 2025.

Hảo Chi



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu tách giải phóng mặt bằng thành 1 dự án