Theo dõi trên

Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Long: Giữ “hồn cốt”, lan tỏa nghệ thuật đờn ca tài tử

27/06/2022, 16:36

Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Long sinh ra ở vùng quê tiếp giáp với thành phố Phan Thiết, cuộc đời và sự nghiệp bắt đầu từ năm 1964 ông theo học nghề thầy Nguyễn Văn Diễn (đã mất), là một nghệ nhân đờn ca tài tử tại thị trấn Phú Long (ngày nay) tiếp tục học nâng cao ở thầy Bảy Trạch, nghệ nhân nổi tiếng thời bấy giờ.

z3543658571626_52a046365c227d5c0f1201e37030735d.jpg

Ông tham gia hoạt động sự nghiệp nghệ thuật. Năm 1974 đoàn cải lương Trường Sơn, 1975 đoàn văn công Thống nhất Bình Thuận, năm 1976 đoàn Ca múa nhạc Thuận Hải, năm 1984 đoàn cải lương Tiền Giang, và năm 1987-1994 ông tham gia đoàn cải lương Nhạn Trắng Bình Thuận. Trong suốt quãng đời hoạt động đờn ca tài tử ông đã truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò đờn và ca trong và ngoài tỉnh (Tiền Giang, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và TP. Hồ Chí Minh). Các thế hệ học trò tiêu biểu như: Nguyễn Thị Ngà (nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngân), và các nghệ nhân ưu tú Lê Văn Nùng (Tám Nùng), Huỳnh Bảy (Văn Bảy), Trần Vương (Minh Vương), Lương Thị Hồng Huệ (Lương Hồng Huệ), Nguyễn Phú Cường (Phú Cường), Châu Văn Thọ (Tám Thọ), Phan Thanh Kính (Thanh Kính), Hà Thu.

Nhiều năm qua, ông đã cùng với Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Thuận đưa văn hóa về cơ sở, biểu diễn vùng sâu, vùng xa, các trường học cấp 2,3 trong tỉnh; những dịp lễ, tết, cũng như các sự kiện… Ông còn cùng các học trò thu hình nhiều chương trình cho các Đài Truyền hình (Bình Thuận, Bình Dương, HTV, VTV...) và lời mới cho nhiều bài hát tài tử, cải lương phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương như đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội, trật tự xã hội, an toàn giao thông…; các chương trình văn nghệ cổ động cho các đội thông tin lưu động biểu diễn. Tất cả những tác phẩm của ông đều được các đội, nhóm trong tỉnh sử dụng đi biểu diễn hoặc dự thi đờn ca tài tử các cấp như bài “Việt Nam Tổ quốc tôi”. Đặc biệt 2 bài hát “Dục Thanh nhớ Bác” (vọng cổ) và “Hào khí Dục Thanh” được chọn in vào tập sách tuyển tập thơ văn “Bác Hồ với quê hương Bình Thuận” do Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2010…

Không chỉ vậy, ông đã tham gia giảng dạy các lớp cho các đoàn cải lương và gần đây cho 8 lớp Trung tâm Văn hóa tỉnh (5 lớp), huyện Tuy Phong (1 lớp), huyện Đức Linh (1 lớp) và ngoài tỉnh (1 lớp) với gần 300 học viên.

Về đờn, ca, ông sử dụng 3 nhạc cụ ghita, kìm và sến, diễn tấu 20 bài bản tổ và hầu hết số bài trong Thập loại bài bản cổ nhạc Việt Nam… Truyền dạy các thế hệ học trò đờn và ca nắm vững tính chất, nội dung, xướng âm chuẩn lòng bản để diễn tấu, diễn xướng đúng với cái hồn, cái gốc của từng loại bài bản. Bên cạnh đó, việc dạy ca các thế hệ học trò đúng tính chất của bài bản học trò tiêu biểu nhất là tài tử ca nghệ nhân ưu tú Hà Thu ca bài Ngũ đối hạ trong liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ toàn quốc lần 2 - 2003 do VTV tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh đoạt giải Giọng ca hay đầy thuyết phục.

Tạo phong cách riêng cho đờn ca tài tử Bình Thuận, ông đã dàn dựng và chỉ đạo cho đoàn nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh không theo như kiểu truyền thống xưa nay mà có sự phá cách nhưng không làm mất đi tính chất nội dung của bài bản gốc - tạo ra phong cách đờn ca tài tử riêng mới mẻ của Bình Thuận trong 2 Festival đờn ca tài tử quốc gia vừa qua.

Với những cống hiến không biết mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật đờn ca tài tử của tỉnh Bình Thuận ngày nay và Thuận Hải xưa, nhiều năm liền Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Long (Đặng Long) đã nhận nhiều huy chương, bằng khen, giấy khen về hoạt động văn hóa cho tỉnh nhà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Bạc Liêu… tặng thưởng. Năm 2015 ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, hiện đã làm hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân. Ông luôn ấp ủ muốn tiếp tục cống hiến môn nghệ thuật đờn ca tài tử cho tỉnh nhà để cả nước biết đến, đồng thời truyền đạt chuyên môn, kiến thức những gì mình có cho thế hệ trẻ sau này mãi mãi lưu giữ nghệ thuật đờn ca tài tử là món ăn tinh thần của vùng đất đầy nắng và gió.

KHÁNH VĨNH


(0) Bình luận
Bài liên quan
408 vận động viên tham gia hội thao ngành ngân hàng
Chiều 26/6, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận đã tổ chức bế mạc hội thao ngành ngân hàng năm 2022.
Nổi bật
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết:
Hôm nay đưa vào hoạt động 2 trạm dừng chân tạm thời
BTO-Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng tạm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Ban quản lý dự án 7 đã tiến hành thi công 2 trạm dừng nghỉ tạm trên cả hai chiều đường cao tốc, đưa vào hoạt động phục vụ tài xế, người tham gia giao thông vào dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Long: Giữ “hồn cốt”, lan tỏa nghệ thuật đờn ca tài tử