Tiến sĩ thực vật học người Anh Julia Caroline Shaw (áo đen) sống và làm việc tại Mũi Né (ảnh: tư liệu). |
Cũng như người dân địa phương, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để chống dịch, những người nước ngoài ở Khu du lịch quốc gia Mũi Né ở nhà và làm việc trên không gian mạng. Họ có nhiều cơ hội để nghiên cứu nghề nghiệp và trò chuyện với các bạn ở quê nhà và nhiều quốc gia khác trên thế giới về tình hình dịch Covi-19. Qua nguồn tin từ bạn bè và những dòng thời sự trên phương tiện truyền thông, họ có góc nhìn đánh giá của riêng mình về cách ứng phó với đại dịch Covid-19 của thế giới nói chung và các nước nói riêng.
Và Việt Nam được họ đánh giá cao, bởi một quốc gia có gần 100 triệu dân, nằm bên cạnh Trung Quốc – nơi bùng phát dịch, nhưng con số người nhiễm và tử vong khiêm tốn hơn so với các nước khác. Bà tiến sĩ thực vật học người Anh Julia Caroline Shaw, 56 tuổi, Giám đốc Trung tâm dạy lái thuyền buồn Manta ở Mũi Né cho biết: Việt Nam là một trong những hình mẫu trên thế giới xử lý rất giỏi những thách thức do virus corona gây ra. Không một tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân phòng dịch bằng cách sử dụng âm nhạc như Việt Nam. Bài hát Ghen Cô Vy xuất hiện trên truyền hình toàn quốc lan truyền mạnh mẽ tinh thần chống dịch của người dân.
Ngoài bà Julia, Kristy Marland quốc tịch Australia giám đốc điều hành khu du lịch Blue Ocean, Shona Schonning, Karen Dentry quốc tịch Nga... cũng có nhận xét tích cực về cách ứng phó dịch của Việt Nam. Họ lấy dẫn chứng điển hình, những ngày qua, Phan Thiết thực hiện giãn cách xã hội. Các chốt chặn kiểm soát người ra vào phòng ngừa lây lan; xét nghiệm nhanh; xử lý những ca dương tính... tất cả nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Shona Schonning - chuyên gia tư vấn sức khỏe, từng là Giám đốc Mạng lưới giảm thiểu tác hại của HIV Á – Âu cho biết: Tôi rất ấn tượng với cách phòng chống dịch Covid-19 đầy trách nhiệm của chính quyền địa phương để bảo vệ sức khỏe người dân.
Tuy nhiên, họ cho biết, rất tiếc vì các nước chưa có biện pháp chống dịch hiệu quả để lây lan dịch trước, rồi mới thực hiện chiến dịch tiêm chủng. Nếu chỉ một nước nỗ lực mà nước kia không thì thành quả của nước đó trở thành con số không. “Thế giới chưa có đủ vắc xin trên toàn cầu để đảm bảo cung cấp đồng đều cho các quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Nhưng tuyệt vời Việt Nam – đất nước còn hạn chế về nguồn lực, nhưng xoay sở nguồn vắc xin để tiêm chủng ngừa Covid-19 cho người dân. Chúng tôi mong Việt Nam đưa vắc xin Nano Covax do mình sản xuất vào tiêm chủng diện rộng”, bà Julia Shaw nói.
Ninh Chinh