Được phân công, Nguyễn Gia Tútập hợp một số hội viên Nông hội các làng Tùy Hòa, Kim Ngọc, Thiện Mỹ, thành lậpđội tự vệ bảo vệ các cuộc họp của Đảng, các cuộc đấu tranh của quần chúng. Đây có thể xem là tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên ở Bình Thuận. Sau cao trào 1930-1931,chính quyền thực dân tăng cường đàn áp cách mạng.Cuối năm 1931, Nguyễn Gia Tú bị kết án ba năm tù, đến tháng 2/1934 mới mãn hạn.
Nhà cách mạng Nguyễn Gia Tú (1907-2007). |
Ra khỏi nhà lao Phan Thiết, dù bị quản thúc, Nguyễn Gia Tú vẫn đi nhiều nơi ở Hàm Thuận, Hàm Tân, tìm cách liên lạc Đảng viên, khôi phục phong trào cách mạng..Ông tích cực tham gia các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trên địa bàn tỉnh, trong đó có cuộc đấu tranh bãi thịkéo dài ba ngày ở chợ Phan Thiết vào dịp Thanh Minhtháng 4/1937.
Sau thời kỳ mặt trận dân chủ, cuối năm 1941, Nguyễn Gia Tú và nhiều Đảng viên khác lại bị địch bắt, tra tấn. Đầu năm 1942, ông bị lưu đày đi trại tập trung Ly Hy (Thừa Thiên) đến tháng 4/1945.
Về lại địa phương, Nguyễn Gia Tú tiếp tục tham gia thành lập các tổ Việt Minh chống Pháp.Sau khi giànhđược chính quyền ở tỉnh, Nguyễn Gia Tú được cử lên vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh Tánh Linh, cùng Lê Văn Triều lãnh đạo nhân dân huyện giành thắng lợitrong Cách mạng Tháng Tám 1945.
Giai đoạn 1945-1946, Nguyễn Gia Túđược cử làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời Hàm Thuận. Tiếp đó, với cương vị là Tỉnh ủy viên từtháng 4/1947, và là Phó Bí thư Tỉnh ủy từ sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ II(tổ chứctháng 8/1952tại Khu Lê Hồng Phong), ông đã góp phần lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Bình Thuận giành thắng lợi vào năm 1954.
Biển tên đường Nguyễn Gia Tú ở TP. Phan Thiết. |
Trong những năm 1954-1970, ông tiếp tục đảm nhận cương vị Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy, tiếp tục sâu sát với quần chúng nhân dân, với phong trào, xây dựng lực lượng cách mạng trong tỉnh.
Từ năm 1970 đến năm 1975, dù công tác tại Khu ủy Khu VI và Trung ương Cục miền Nam (Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Chủ tịch Ban Đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Khu IV, Trưởng Ban Kiểm tra Khu ủy, Ủy viên Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam), ông vẫn luôn góp ý kiến cho phong trào cách mạng địa phương đến ngày thắng lợi.Sau năm 1975, dù tuổi cao, ông vẫn tiếp tục cống hiến đến tuổi 74 mới nghỉ hưu. Ông có nhiều đóng góp cho công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương với vai trò là Trưởng Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thuận Hải.
Là Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bình Thuận nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (2001), qua chặng đường dài hoạt động cách mạng, ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Nhà cách mạng Nguyễn Gia Tú qua đời năm 2007.Địa chí Bình Thuậnnhận xét ông là người “đấu tranh kiên nghị”, có “tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật cao”, giữ “tình cảm chân thành với đồng bào, đồng chí”, “khiêm tốn, giản dị, thanh bạch”, và là “hạt nhân, trung tâm đoàn kết trong Đảng bộ”.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 9,từ năm 2014, UBND tỉnh quyết định đặt têncon đường dài 2.600 m, rộng 12 m bao kênh thoát lũ từ đường Hùng Vương đến đường Tôn Thất Tùng ởTP. Phan Thiết là đường NGUYỄN GIA TÚ.Những khi đi trên con đường này, chắc chắn người dân địa phương sẽ được nhắc nhớ về một nhà cách mạng ưu tú của quê hương.
Phúc Thịnh