Học cơ khí chế tạo máy ra trường làm gì?
Cơ khí chế tạo máy là chuyên ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất, tạo tư liệu sản xuất phục vụ mọi nhu cầu của đời sống hiện nay. Đây là lĩnh vực hoạt động đặc thù, có vai trò quan trọng, được ví như trái tim của quá trình công nghiệp hóa. Chuyên ngành cơ khí chế tạo máy được thiết kế để đào tạo các kỹ sư cơ khí/kỹ sư chế tạo tương lai những kiến thức, kỹ năng căn bản về cơ khí chế tạo thông qua các môn học như: công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, chi tiết máy, sức bền vật liệu, vật liệu cơ khí, máy công cụ, công nghệ CNC… Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ trở thành kỹ sư cơ khí chế tạo có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành, có đủ khả năng và kiến thức để thực hiện các nhiệm vụ của một kỹ sư/kỹ thuật viên như: Vận hành được các thiết bị cơ khí; Sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các sản phẩm cơ khí, máy và dây chuyền thiết bị công nghiệp; Chế tạo chi tiết máy; Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất; Lập trình gia công máy CNC; Tham gia gia công sản phẩm tiện, phay, hàn… làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí; Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các công trình có liên quan. Ngoài ra có thể làm việc tại phòng thiết kế, kỹ thuật, dự án ở những viện nghiên cứu, nhà máy, công ty cơ khí, công trình.
Cơ hội việc làm của ngành cơ khí chế tạo máy
Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế - chính trị thế giới đã tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển rộng mở ngành cơ khí nói chung và chuyên ngành cơ khí chế tạo máy nói riêng. Đồng thời, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài vào Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng mở ra cơ hội nghề nghiệp cho ngành cơ khí chế tạo máy. Do vậy, nếu đã, đang và sẽ có ý định theo học ngành cơ khí chế tạo máy, người học hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai của ngành nghề này sau tốt nghiệp.
Các phương thức xét tuyển chuyên ngành cơ khí chế tạo máy tại Trường Đại học Phan Thiết
1) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
2) Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:
Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen
3) Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
XÉT TỔ HỢP MÔN
Toán, Vật lý, Hóa học A00
Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
Toán, Vật lý, Sinh học A02
Toán, Vật lý, Ngữ văn C01