Theo dõi trên

Phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

14/04/2022, 08:39

Sáng 13/4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (gọi tắt Luật) bằng hình thức trực tuyến trên toàn quốc.

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 74 điều được đưa ra lấy ý kiến phản biện xã hội trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, đề cập tới các nội dung quan trọng như thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị; thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp; thanh tra nhân dân; trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở…

Từ định hướng và gợi ý nội dung trọng tâm cần phản biện của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các đại biểu tham dự hội nghị là các chuyên gia, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, các cán bộ làm công tác Mặt trận ở các cấp… đã tập trung phản biện xung quanh các nội dung như tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của dự thảo Luật với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành; vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong dự thảo Luật; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; việc thể hiện nguyên tắc thực hiện dân chủ; các quy định thể hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đặc biệt là những quy định dân chủ cơ sở ở cấp xã, khu dân cư, các nội dung liên quan dân bàn, dân biểu quyết trực tiếp nên mở rộng, bổ sung như thế nào cho phù hợp…

d3d5977c-26b7-4fa6-bffb-284676448591.jpeg

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, cần phải nghiên cứu đầy đủ toàn diện hơn những vấn đề lý luận, các hình thức, khái niệm, từ đó tạo sự thống nhất, đồng bộ. Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, giúp cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”…Nếu dự thảo Luật được thông qua và tổ chức thực hiện tốt, sẽ góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, là cơ sở pháp lý đẩy mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trước đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lấy ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và triển khai các nội dung trọng tâm cần góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đến các tổ chức thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Thành viên Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật; Thành viên Hội đồng tư vấn Dân tộc - Tôn giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố. Hầu hết các ý kiến góp ý đều thống nhất với các nội dung của Dự thảo Luật.

Theo đó, các nội dung phản biện trực tiếp tại hội nghị cũng như các ý kiến chuyển bằng văn bản đã được Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp thu, ghi nhận và tổng hợp đầy đủ để gửi tới Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan.

THANH THUỶ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng lễ Phục sinh năm 2022
Sáng 12/4, nhân dịp lễ Phục sinh năm 2022, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Đặng Hồng Sỹ - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Đi cùng đoàn có ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo tỉnh…
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở