Hà Nội 2 năm liền đứng đầu bảng với vị trí số 1 và Bắc Giang 2 năm liền xếp thứ 2. Lào Cai từ vị trí thứ 5 năm 2016 vươn lên thứ 3 năm 2017. Đà Nẵng từ vị trí thứ 3 năm 2016 tụt xuống thứ 4 và Nam Định từ thứ 4 xuống thứ 5.
Xếp cuối bảng là Lai Châu, 2 năm liền xếp thứ 63; tiếp đến Sơn La thứ 62 Hậu Giang thứ 61 và Bạc Liêu thứ 60 (trong các năm 2016 và 2017).
Việc xếp hạng các địa phương về thực hiện quyền trẻ em bao gồn chỉ số tổng hợp PCRI, 5 chỉ số trung gian và 20 chỉ số con. Trong đó, 5 chỉ số trung gian đại diện cho 5 lĩnh vực quan trọng liên quan đến trẻ em gồm: Mức đầu tư nguồn lực cho công tác thực hiện quyền trẻ em; đánh giá mức độ chăm sóc sức khỏe trẻ em; mức độ bảo vệ trẻ em; mức độ đảm bảo sự tham gia của trẻ em; mức độ đảm bảo sự phát triển của trẻ em.
Kết quả xếp hạng các tỉnh, thành qua chỉ số (PCRI) cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa các địa phương trong cả nước về thực hiện quyền trẻ em, ít có sự đột biến về xếp hạng. Các địa phương đứng đầu do đạt kết quả khá tốt và đều hơn các địa phương khác, còn các địa phương đứng cuối do có nhiều chỉ số trung gian thấp.
Qua kết quả xếp hạng 2 năm 2016 và 2017 cho thấy Bình Thuận là một trong những tỉnh có vị trí đứng đầu trong nhóm trung bình (nhóm từ 20 - 40). Để cải thiện vị trí xếp hạng của tỉnh về thực hiện quyền trẻ em trong những năm tới, phấn đấu lên nhóm đầu, thiết nghĩ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương thực hiện tốt những giải pháp sau:
Tăng cường công tác tuyên truyền cho các ngành, các cấp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em; từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền; nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
Tiếp tục rà soát các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em; tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, gia đình, cộng đồng, người dân và trẻ em tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm việc với trẻ em; kiện toàn và phát triển mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; nâng cao chất lượng công tác theo dõi, giám sát và đánh giá.
Phối hợp đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong nhiệm vụ hàng năm của ngành mình. Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Nâng cao chất lượng phục vụ trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Lao động, Thương binh - Xã hội, Văn hóa - Thể thao... tại địa phương góp phần cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là Trẻ em.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện những nội dung của Bộ chỉ số PCRI năm 2016 và 2017, tiến hành đối chiếu, rà soát để xác định nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trên các lĩnh vực. Từ đó đề ra giải pháp và triển khai thực hiện một cách thiết thực nhằm nâng cao chỉ số PCRI của tỉnh.
T.NAM