Theo dõi trên

Phát triển thương mại miền núi: Thu hẹp chênh lệch giữa các vùng miền

13/01/2022, 06:53

BT- Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã đem lại nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, điểm nhấn quan trọng là thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, nâng cao thu nhập người dân và đảm bảo an ninh quốc phòng.

dsc_2381.jpg
Dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa đông tiến. Ảnh tư liệu: Đ.Hòa

Tiếp nối cho giai đoạn 2015-2020, Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 là chương trình đặc thù, hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại của khu vực này với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực này. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, thương mại và thị trường nông thôn, miền núi, vùng cao và biên giới cũng từng bước phát triển gắn kết với thị trường cả nước. Tốc độ tăng trưởng của tổng cầu về hàng hóa tiêu dùng trên thị trường tăng nhanh nhờ sự cải thiện về thu nhập và xu hướng tăng chi mua hàng hóa, giảm tỷ lệ tự cấp, tự túc, cũng như các biện pháp kích cầu của Chính phủ và các bộ, ngành.

Với những thành tựu đạt được trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và xu hướng gia tăng việc làm do tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước ta và sự nỗ lực của từng địa phương, nên mặc dù thu nhập của người dân chưa cao, song đã từng bước được cải thiện. Để tiếp tục phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong giai đoạn tiếp theo, UBND tỉnh cho biết trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng từ 9 - 11% hàng năm. Khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mỗi năm tăng trung bình từ 8 - 10% trong giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Phối hợp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cơ chế, chính sách cho phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ. Phấn đấu đến năm 2025 đưa tỉnh ta trở thành tỉnh mạnh về sản phẩm tiềm năng, lợi thế từ biển đảo, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Chương trình sẽ tập trung thực hiện trên phạm vi 3 huyện đó là: Tuy Phong, Hàm Tân và Phú Quý với những nhiệm vụ cụ thể là: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế. Khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương. Phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của khu vực gắn với hoạt động du lịch biển đảo. Phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ, doanh nghiệp, thương nhân làm công tác phát triển thương mại. Thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Được biết, chương trình này được xác định thực hiện trên phạm vi 287 huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thuộc 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là chương trình kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được của giai đoạn 2015 – 2020, đồng thời tiếp tục tháo gỡ, giải quyết những khó khăn nhằm đẩy mạnh phát triển hơn nữa thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong thời gian tới. Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với địa bàn khó khăn này.

PHAN LIÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2022
BTO-Tại hội nghị do UBND tỉnh tổ chức trực tuyến có nội dung trên vào ngày 7/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong đã kết luận 9 nội dung quan trọng mà Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tổ chức thực hiện có hiệu quả, gắn với chủ đề điều hành năm 2022 của Chính phủ là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển thương mại miền núi: Thu hẹp chênh lệch giữa các vùng miền