UBND tỉnh yêu cầu các địa phương phải xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch cụ thể để sẵn sàng đối phó trong mọi tình huống khi có dịch xảy ra. Vận động các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi theo quy định. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đồng thời, giám sát chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh cũng khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tập trung tại các chợ, các nơi mua bán động vật, sản phẩm động vật, các ổ dịch cũ… Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định…
Khi có dịch xảy ra, các địa phương cần củng cố, kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Đồng thời, triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y. Khi hết dịch, tiếp tục thực hiện giám sát, tiêu độc khử trùng nhằm xử lý triệt để các mầm bệnh. Theo UBND tỉnh chỉ đạo, công tác phòng, chống dịch bệnh GSGC phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách của tất cả các cơ quan, đoàn thể và người dân.