Theo dõi trên

Phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ

10/01/2022, 08:45

BT- Cùng với cả nước, ngành nông nghiệp của tỉnh vừa trải qua 1 năm đầy khó khăn, thử thách do dịch bệnh, thiên tai. Lĩnh vực chăn nuôi dù khá biến động nhưng vẫn duy trì ổn định, có chiều hướng phát triển.

z3085530434603_1fb9a1118246ad0d9827e5a7a3f2697c.jpg
Chăn nuôi gia cầm. Ảnh: N.Lân

Gia tăng đàn

Trong khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lĩnh vực chăn nuôi trong tỉnh trong thời gian qua cũng gặp không ít rủi ro khi tình hình nắng hạn và dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp. Đó là sự xuất hiện bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò xảy ra trên địa bàn tỉnh và bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện 3 ổ dịch tại xã Sông Phan, Tân Xuân và thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân. Tuy vậy, nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, hiện nay các địa phương đã khống chế được bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và làm thủ tục để công bố hết dịch.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Vấn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trong năm 2021, tình hình chăn nuôi của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định. Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát tương đối tốt, không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh trên heo. Ngoài số lượng đàn trâu giảm nhẹ, các loại gia súc, gia cầm khác phát triển ổn định và có xu hướng tăng đàn so năm trước. Cụ thể, hiện đàn trâu toàn tỉnh có 8.640 con, giảm 1,9% so cùng kỳ, đàn bò có 173.500 con, tăng 1,3%; đàn heo có 319.100 con, tăng 3,3%; gia cầm có 4,738 triệu con, tăng 16,1%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 70.745 tấn, tăng 3,5% so năm 2020.

Theo lý giải của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trong năm đàn trâu giảm nhẹ là do khả năng sinh trưởng và tăng đàn chậm. Ngoài ra, thời gian đầu tư đến khi thu hồi vốn lâu hơn các loại vật nuôi khác nên người nuôi không mạnh dạn đầu tư tăng đàn. Đáng chú ý, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang phát triển hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Nhất là các trang trại chăn nuôi gà và heo. Trong đó, đàn gà có khuynh hướng tăng mạnh do nhiều trang trại chăn nuôi gà công nghiệp theo mô hình CP thành lập. Riêng chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh có khuynh hướng tăng dần ở doanh nghiệp và các trang trại chăn nuôi công nghệ cao gia công cho Công ty CP. Theo đó, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 70.745 tấn, tăng 3,5% so năm 2020.

Tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 250 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Trong đó có 65 cơ sở chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh. Trong số đó có 50 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh (40 trại heo, 8 trại gà và 2 trại vịt giống). Đây chính là sự khởi đầu để Bình Thuận chuyển hướng từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Trong năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung xây dựng, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường. Đồng thời, hình thành và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi từ con giống, sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ và chế biến sản phẩm chăn nuôi, an toàn thực phẩm, giúp người chăn nuôi ổn định.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Song song, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phát triển theo chuỗi để quản lý an toàn thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y, hàm lượng kháng sinh, chất bảo quản, thức ăn và chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là những giải pháp tất yếu để lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh theo hướng phát triển gắn với thị trường tiêu thụ. Nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, sẽ là cơ hội tiêu thụ mạnh, tăng sức cạnh tranh các mặt hàng gia súc, gia cầm nội địa.

KIỀU HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2022
BTO-Tại hội nghị do UBND tỉnh tổ chức trực tuyến có nội dung trên vào ngày 7/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong đã kết luận 9 nội dung quan trọng mà Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tổ chức thực hiện có hiệu quả, gắn với chủ đề điều hành năm 2022 của Chính phủ là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ