Theo dõi trên

Phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại

03/11/2024, 09:43

BTO - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề sở hữu trí tuệ trở thành lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, thực trạng sở hữu trí tuệ vẫn còn phức tạp và đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra phức tạp và tinh vi trong mọi lĩnh vực kinh tế, từ sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất nhập khẩu cho đến môi trường kỹ thuật số…

92-1-410x231.jpg

Sự phát triển của khoa học, công nghệ, và mạng internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm tội phạm vi phạm sở hữu trí tuệ thực hiện các hành vi xâm phạm trái phép một cách khó lường.Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, hàng giả, hàng nhái ngày càng xuất hiện với nhiều hình thức phức tạp và tinh vi. Việc sao chép, làm giả, hoặc nhái các sản phẩm công nghiệp đã và đang gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của các thương hiệu. Các nhóm tội phạm thường tận dụng các cơ hội thị trường đang phát triển và sự thiếu kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý để tiến hành hoạt động vi phạm trên diện rộng.Ngoài ra, các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ cũng có xu hướng trở nên tinh vi hơn, có tổ chức chặt chẽ, không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng ra nước ngoài. Những nhóm tội phạm này thường sử dụng các mạng lưới quốc tế để tiếp tay cho việc sản xuất, vận chuyển, và tiêu thụ hàng giả và hàng nhái. Việc tiếp cận vào thị trường quốc tế làm cho việc phát hiện và xử lý các tội phạm này trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc đấu tranh chống lại sở hữu trí tuệ vi phạm.Tỉnh Bình Thuận cũng không nằm ngoài tình trạng trên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày một phức tạp, tinh vi, diễn ra trực tiếp và cả trên môi trường mạng. Các đối tượng kinh doanh lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để trà trộn kinh doanh hàng giả, hàng lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng...Thực hiện nhiệm vụ của ngành khoa học và công nghệ trong công tác quản lý nhà nước về chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại, Sở Khoa học và Công nghệ với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban chỉ đạo 389 tỉnh) đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường thường xuyên triển khai công tác kiểm tra, xử lý ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, từ năm 2021 đến nay đã phát hiện và xử lý 446 vụ liên quan đến hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm sở hữu trí tuệ hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Các vi phạm thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính, còn việc truy tố hình sự và trừng phạt nghiêm minh các tội phạm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa thực sự hiệu quả. Cần có sự cải thiện và tăng cường hơn trong việc xử lý các tội phạm vi phạm sở hữu trí tuệ, đồng thời tăng cường công tác kiểm soát, giám sát thị trường, và tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì thế trong thời gian tới để ngăn chặn, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại đạt hiệu quả cao hơn, Sở Khoa học và Công nghệ cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời tuyên truyền cho cộng đồng nâng cao nhận thức về phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong xã hội trong tố giác hành vi vi phạm.Bên cạnh đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ,tiếp tục triển khai kế hoạch trọng điểm về chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại các địa bàn trọng điểm. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ để có biện pháp kỹ thuật nhằm truy tìm được dấu vết của hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội… Ngoài ra còn phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phối hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa án trong giải quyết các vụ việc về sở hữu trí tuệ.

20201013_5f85f24dd9734.jpg

Đểphòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải xác định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, cần phải tự bảo vệ tài sản “trí tuệ của mình”, một trong những biện pháp đảm bảo nhất đó là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chủ động nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời giúp người tiêu dùng nắm rõ hơn thông tin về sản phẩm hàng hoá trên thị trường…

PHAN LIÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Vào tù vì đâm người khác lúc chơi game
BTO-Ngày 31/10, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa xét xử đối với Võ Công Khoa (SN 1999), ngụ khu phố 7, phường Phước Lộc, thị xã La Gi về tội “Giết người”…
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại