Theo dõi trên

Siết chặt quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

06/01/2025, 05:42

Để tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công của các tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật về hội nhằm nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, ban lãnh đạo của các tổ chức trong công tác quản lý tài sản công giao cho các hội quản lý, sử dụng. Qua đó, góp phần quản lý chặt chẽ, có hiệu quả tài sản công, tại Chỉ thị số 40/2024/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cụ thể:

Rà soát tài sản công giao cho hội

Rà soát lại việc giao, quản lý, sử dụng và bố trí tài sản công cho các hội về công tác quản lý tài sản công giao cho hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát lại việc giao, quản lý, sử dụng và bố trí tài sản công cho các hội đảm bảo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi rà soát, việc giao, quản lý, sử dụng và bố trí tài sản công chưa đúng quy định thì báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

tai-san.jpg
Siết chặt quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định mới. Ảnh: Đ.Hòa.

UBND cấp tỉnh rà soát lại việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức hội để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội tự đảm bảo tài sản để phục vụ hoạt động. Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội được Nhà nước giao hoặc được hình thành từ ngân sách nhà nước là tài sản công. Việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công thực hiện theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước; bảo vệ tài sản công theo quy định của pháp luật và thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công bằng kinh phí của tổ chức.

Xử lý nghiêm nếu vi phạm

Đối với các cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì rà soát phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu sử dụng làm trụ sở làm việc, biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc bố trí sử dụng nhà, đất hiện nay (trong đó có việc cho thuê văn phòng) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan đảm bảo việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, công năng sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Trường hợp sau khi rà soát mà không còn nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích thì căn cứ hình thức xử lý nhà, đất quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ để đề xuất thay đổi phương án theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công; thanh tra việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công của các hội; triển khai quyết liệt Nghị định số 63/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với hội thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện thu hồi nhà, đất trong trường hợp sử dụng không đúng quy định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật khác có liên quan.

Các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công của các tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật về hội thuộc phạm vi quản lý. Các tổ chức hội có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại các hội thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

TUẤN KHÔI


(0) Bình luận
Bài liên quan
Trao hơn 200 triệu đồng Chương trình “Mùa xuân yêu thương” 2025
BTO - Sáng 5/1, tại khuôn viên chùa Phật Quang đã diễn ra chương trình “Mùa Xuân Yêu thương” năm 2025, do Thượng tọa Thích Nguyên Minh - Trưởng ban Pháp chế, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trụ trì chùa Phật Quang tổ chức.
Nổi bật
Đoàn kết qua công tác dân vận để phát triển bền vững
Năm 2024, Bình Thuận đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác dân vận, khẳng định vai trò then chốt của việc huy động sức mạnh nhân dân để xây dựng và phát triển quê hương. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, công tác dân vận không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chính trị mà còn là nền tảng để gắn kết chính quyền và nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Bình Thuận phát triển bền vững.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siết chặt quản lý tài sản công tại các tổ chức hội