Theo dõi trên

Sốt rét giảm, nhưng không nên lơ là

01/05/2017, 09:09

BT- Với nhiều hoạt động cũng như giải pháp cụ thể, tình hình bệnh sốt rét (SR) năm 2016 của tỉnh giảm mạnh, toàn tỉnh không có tử vong do SR, cũng không có dịch SR xảy ra. Cụ thể, Đức Linh giảm 92,86%, Hàm Tân giảm 80%, Hàm Thuận Nam giảm 78,26%...

                
Tẩm mùng bằng hóa chất để phòng chống bệnh    sốt rét (ảnh minh họa).

Số ca mắc bệnh giảm sâu nhờ sự phối hợp từ Trung tâm Phòng chống sốt rét – bướu cổ tỉnh đến trung tâm y tế huyện và trạm y tế không ngừng đẩy mạnh, nhiều hoạt động như cấp mới hơn 2.900 cái mùng, tẩm hóa chất  80.294 cái mùng cho các hộ dân trong vùng lưu hành SR, cấp thuốc cho người đi rừng, ngủ rẫy mang theo uống khi sốt, bệnh nhân dương tính với ký sinh trùng sốt rét… 100% người dân ngủ mùng tẩm hóa chất về đêm; tỷ lệ người có ký sinh trùng SR được điều trị theo phác đồ quy định đạt trên 99%...

Bên cạnh đó, dự án “tăng cường phòng chống SR dựa vào cộng đồng tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của chương trình quốc gia phòng chống SR” do Quỹ toàn cầu hỗ trợ nhằm duy trì giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, không để dịch SR xảy ra, phấn đấu đạt mục tiêu chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh SR ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2010, định hướng đến năm 2020. Cụ thể, người dân được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, các biện pháp phòng chống SR thích hợp. Nâng cao nhận thức thay đổi hành vi phòng chống SR của cộng đồng, cũng như tăng cường hệ thống giám sát dịch tễ SR. Quản lý và điều phối hiệu quả chương trình phòng chống SR và loại trừ SR ở các tỉnh lưu hành SR thấp…

Theo Trung tâm Phòng chống sốt rét – bướu cổ tỉnh, mặc dù bệnh sốt rét có xu hướng giảm, nhưng các cơ sở y tế, người dân không nên lơ là, chủ quan mà phải luôn nâng cao ý thức phòng, chống bệnh hiệu quả. Trong khi chưa có vắc-xin phòng ngừa SR, thì việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Với những nơi có bệnh SR lưu hành người dân cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như ngủ màn, mặc quần dài, áo tay dài khi đi rừng, làm nương rẫy, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng. Bên cạnh đó, khi có triệu chứng nghi ngờ SR thì nên sớm đến các cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và điều trị kịp thời, vừa tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, vừa ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh và cho cộng đồng.

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cử tri xã Phan Điền:
Kiến nghị các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số
BTO-Chiều 23/12, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận ông Lê Quang Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Nguyễn Hữu Thông, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Phan Điền (Bắc Bình), thông báo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo huyện Bắc Bình và xã Phan Điền.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sốt rét giảm, nhưng không nên lơ là