Thanh long đóng gói xuất khẩu. Ảnh: Đình Hòa |
Nhìn từ đó, để thấy rằng thanh long của Bình Thuận không thể đứng ngoài cuộc cạnh tranh nói trên cả về xuất khẩu và tại thị trường nội địa. Bởi, trong một thị trường hoa quả có tính cạnh tranh cao thì với loại hoa quả cùng loại nào đó, bên nào giá trị dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm, giá cả phải chăng, người tiêu dùng sẽ lựa chọn bên đó. Người tiêu dùng sẵn sàng từ chối hàngViệt Nam, hàng của Bình Thuận, nếu thấy rằng nó không thật sự bảo đảm về điều gì đó (bảo quản, dinh dưỡng...). Lúc đó, cho dù chính quyền có vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt” sự hưởng ứng cũng sẽ không cao. Vì vậy, năm 2019 trở đi, khi mà các FTA thế hệ mới còn đang trong giai đoạn hoàn tất, thanh long sản phẩm lợi thế của tỉnh cần phải có sự chuyển mạnh về chất lượng. Hiện nay, tổng diện tích thanh long toàn tỉnh trên 27.750 ha, trên kế hoạch khoảng 30.000 ha tính đến năm 2020. Sản lượng hơn 540.250 tấn, tăng 304.184 tấn so với năm 2008; năng suất đạt 21 tấn/ha. Toàn tỉnh hiện có 23 hợp tác xã, 2 liên hiệp sản xuất và chế biến thanh long, góp phần làm nhiệm vụ giải quyết đầu ra, và trên thực tế đầu ra hiện nay đa số là thị trường Trung Quốc vốn chưa coi trọng chất lượng.
Những năm qua, để nâng cao chất lượng thanh long, các nhà vườn ở Bình Thuận áp dụng quy trình sản xuất thanh long an toàn VietGAP, GlobalGAP… Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để hạn chế sâu bệnh trên cây, trái thanh long, cũng như kéo dài thời gian lưu giữ trái thanh long… để xuất khẩu thanh long vào các nước có FTA với Việt Nam. Nhìn chung, để vào được thị trường các nước có FTA với Việt Nam, người trồng thanh long Bình Thuận cần nhiều việc phải làm lắm!
Hoàng Hạc