Theo dõi trên

Tháo gỡ những vướng mắc trong thi hành án dân sự

04/05/2022, 06:00

Thiếu nhân, vật lực; án chậm thi hành; sự phối hợp giữa các ngành chưa nhịp nhàng; tuyên truyền phổ biến Luật Thi hành án và các văn bản có liên quan chưa thường xuyên... Đó là những vướng mắc trong thi hành án dân sự đang được dần tháo gỡ.

img_9109.jpg
Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Huỳnh Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

Những vướng mắc

Trong các cuộc họp lớn, nhỏ hàng năm đều đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác thi hành án dân sự và mới đây nhất là Hội nghị Tổng kết 12 năm thực hiện Chỉ thị 44-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự. Theo đó, mặt chưa đạt được bao giờ cũng là tâm điểm thảo luận làm rõ để năm sau cho kết quả tốt hơn năm trước.

Do đó, có những vấn đề không phải một ngành giải quyết được mà cần có sự phối hợp của nhiều ngành. Công an tỉnh là một trong những cơ quan có liên quan cho biết, thời gian qua đã ký kết quy chế phối hợp liên ngành trên các lĩnh vực công tác trong đó có thi hành án. Công an tỉnh cũng như công an huyện, thị đã cử hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia hỗ trợ, bảo vệ 1.978 vụ cưỡng chế thi hành án dân sự. Đối với các vụ cưỡng chế có tính chất phức tạp, công an đã điều động thêm lực lượng an ninh, cảnh sát điều tra, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát phòng cháy chữa cháy... để kịp thời xử lý các tình huống chống đối, có thể xảy ra gây mất an ninh. Tuy vậy, đôi khi có những vụ không suôn sẻ do chưa có sự chuẩn bị kỹ trước khi triển khai.

Bên cạnh đó, “việc đè người”, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Huỳnh Văn Hùng cho biết tại hội nghị: “Địa bàn tỉnh rộng, án ngày càng tăng, nhưng ngành thi hành án chỉ có hơn 20 biên chế, trụ sở làm việc xuống cấp, chật hẹp, thiếu kho vật chứng không đáp ứng được nhiệm vụ. Cục đã thông báo tuyển dụng và nhận 9 được hồ sơ đăng ký thi tuyển, đã chuyển về Tổng cục Thi hành án; đã tiếp nhận người ở ngoài ngành vào làm việc”, ông Hùng nói thêm.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền phổ biến Luật Thi hành án và các văn bản có liên quan đến cán bộ, công nhân viên, người dân còn chưa thường xuyên, sâu rộng. Việc chậm thi hành án, phần lớn liên quan đến đất đai, do nhiều nguyên nhân, trong đó người bị thi hành án tẩu tán tài sản, điều kiện kinh tế khó khăn; chậm trễ trong cắm mốc đất phục vụ công tác kê biên...

Tháo gỡ

Xác định thi hành án dân sự - công việc phức tạp và khó khăn, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội vì hoạt động này động chạm trực tiếp đến các quyền về tài sản, kinh tế và nhân thân của người phải thi hành án... Thời gian qua các cơ quan, ban, ngành có liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc ảnh hưởng việc thi hành án.

Theo đó, Cục Thi hành án đã kiến nghị với Bộ Tư pháp quan tâm bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Cục Thi hành án dân sự. Bổ sung biên chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. Có quy định về cơ chế bảo vệ và các chế độ về rủi ro nghề nghiệp đối với chấp hành viên trước tình trạng một số đương sự chống đối quyết liệt, lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của chấp hành viên. Đối với điều kiện làm việc khó khăn, “Chúng tôi đã đề nghị Bộ Tư pháp quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở, kho vật chứng cho các cơ quan thi hành án dân sự của tỉnh. Cho đến nay, có 2 trụ sở làm việc là trụ sở Chi cục Thi hành án dân sự Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam đã được đầu tư xây mới, còn lại đã đưa vào đầu tư công giai đoạn 2021 – 2026”, ông Hùng nói.

Bên cạnh đó ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nội dung Luật Thi hành án dân sự, và các văn bản liên quan để người dân hiểu về nghĩa vụ của mình trong thực thi pháp luật. Trong công tác phối hợp, duy trì các cuộc họp chuyên ngành, đánh giá việc thực hiện quy chế rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi hành án. “Nếu ngành nào thực hiện chưa đúng quy chế thì Cục Thi hành án dân sự tổ chức cuộc họp, chỉ rõ mặt chưa được trong công tác phối hợp của mỗi ngành, rút kinh nghiệm làm tốt hơn cho công tác này trong năm tiếp theo”, Công an tỉnh đề xuất.

“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm túc pháp luật về thi hành án dân sự”, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đề ra tại Chỉ thị 44-CT/TU.

LÊ NINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ngành thi hành án dân sự: Giảm về số việc lẫn số tiền
BT- Dù nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kết quả thi hành án dân sự năm 2021 vẫn giảm hơn so với năm 2020.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháo gỡ những vướng mắc trong thi hành án dân sự