Theo dõi trên

Thông tin về đối tượng đập phá Đền Pô Patao At của người Chăm

10/07/2023, 14:34

BTO-Kết quả điều tra cho thấy đối tượng Phước có thể do bị bệnh trầm cảm dẫn đến hành vi đập phá Đền, không có liên quan đến mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc. Bà con trong thôn đều biết Phước có biểu hiện bị trầm cảm nên cũng thông cảm cho gia đình Phước.

Vào lúc 6 giờ 30 phút sáng ngày 10/7/2023, Bá Trần Công Phước (SN 1992, thường trú thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình) là người dân tộc Chăm có đến nhà ông Lư Khu hỏi mượn chìa khóa Đền nhằm mục đích để vào Đền sờ vào viên đá có hình “Ngài” (Vua Pô Patao At) lấy may, nhưng ông Lư Khu không đồng ý cho mượn vì theo phong tục, Đền không được mở cửa sớm vào sáng thứ hai. Năn nỉ không được, Phước xông vào đập điện thoại và xé rách áo của ông Khu sau đó bỏ chạy đến Đền Pô Patao AT leo rào vào và dùng đá phá cửa xông vào bên trong đập phá một số đồ thờ cúng của Đền như: tượng đá hình Ngài, chân đèn, lư hương…và đập phá thùng công đức lấy toàn bộ số tiền có trong thùng sau đó về nhà ngủ.

img_1688972840851_1688972855985.jpg

Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương và lực lượng Công an đã có mặt kịp thời đưa đối tượng về làm việc, đồng thời làm việc với các chức sắc người Chăm quản lý Đền. Ông Lư Khu cho biết số tiền trong thùng Công đức bị Phước lấy đi có khoảng hơn 1 triệu đồng. Các chức sắc Chăm quản lý Đền Pô Patao At mong muốn các cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc để họ sửa chữa lại các đồ vật bị phá trong Đền phục vụ nhu cầu tín ngưỡng.

Qua tìm hiểu được biết, Bá Trần Công Phước và vợ vừa ly hôn. Sau khi ly hôn, Phước có biểu hiện bị trầm cảm và thường hay đập phá đồ trong gia đình.

Pô Patao At là ngôi đền thờ vị Vua người Chăm (tại vị 1541-1567) tọa lạc tại thôn Bình Thắng – xã Phan Hòa - huyện Bắc Bình và được đồng bào Chăm trong vùng rất tôn kính nên thường làm nơi cúng kính theo phong tục tập quán. Ngôi đền được giao cho ông Lư Khu là người có uy tín trông giữ chìa khóa.

Hiện các cơ quan chức năng của huyện Bắc Bình đang tiếp tục khẩn trương xử lý vụ việc.

NGUYỄN LUÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Ấn tượng với di sản nghệ thuật làm gốm của người Chăm
Năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2017, nghệ thuật làm gốm truyền thống ở làng Bàu Trúc được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 29/11/2022 “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam” chính thức được UNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông tin về đối tượng đập phá Đền Pô Patao At của người Chăm